Các tác nhân chính gây nên tình trạng sổ mũi phổ biến bao gồm cảm…
Bố mẹ phải làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi?

Trẻ em do sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như ngứa mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Trẻ bị nghẹt mũi tuy không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến bệnh nặng hơn, kéo theo hệ hộ hấp cũng bị ảnh hưởng và gây hại cho sức khỏe.
Do sự thiếu hiểu biết, không ít mẹ hễ thấy trẻ bị sổ mũi hay nghẹt mũi là ngay lập tức mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống. Đây thực sự là cách làm sai lầm vì kháng sinh đối với cơ thể của trẻ cũng giống như con dao 2 lưỡi. Để giúp trẻ bị nghẹt mũi nhanh chóng khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh, bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các mẹ những phương pháp chữa nghẹt mũi an toàn và hiệu quả nhất nhé!
- Chườm nước nóng lên tai cho trẻ
Hai bên tai có chứa những dây thần kinh nhỏ có tác dụng điều tiết máu ở mũi. Việc chườm khăn nóng lên tai cho trẻ sẽ giúp giãn huyết quản và làm thông lỗ mũi hiệu quả. Chườm khăn nóng vào tai trẻ khoảng 10 – 15 phút sẽ giúp giảm nghẹt mũi cho trẻ nhanh chóng.
- Dùng dung dịch nước muối sinh lý
Các mẹ có thể mua sẵn dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9% ở các hiệu thuốc sau đó nhỏ mũi cho trẻ. Bằng một cách đơn giản khác có thể tự điều chế tại nhà, các mẹ hãy chế dung dịch nước muối nhỏ mũi cho bé bằng cách pha 1 nửa thìa cafe muối ăn vào 1 cốc nước lọc sau đó tiền hành nhỏ mũi cho trẻ như bình thường. Lưu ý khi nhỏ mũi phải đặt trẻ nằm ngửa, nghiêng đầu sang 1 bên và không được đặt đầu ống nhỏ mũi sâu vào bên trong mũi của trẻ. Thực hiện việc nhỏ mũi này 4 lần 1 ngày để trị nghẹt mũi nhanh nhất.
- Sử dụng tinh dầu bạc hà
Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng hoặc đổ một ít tinh dầu bạc hà nguyên chất vào đầu ngón tay, đưa vào mũi cho trẻ hít. Cách làm này giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn, giảm nghẹt mũi, sổ mũi nhanh hơn.
- Uống nước chanh hòa mật ong
Phương pháp này chỉ áp dụng hco trẻ trên 1 tuổi, không dùng cho trẻ sơ sinh nên các mẹ cần lưu ý. Pha 1 cốc nước ấm, sau đó hòa 1 thìa mật ong cùng với vài giọt nước cốt chanh vào khuấy đều rồi cho trẻ uống mỗi ngày 3 cốc. Cách làm này không chỉ giúp trẻ giảm nghẹt mũi, tắc mũi, sổ mũi, mà còn giúp giảm ho, tiêu đờm nhanh chóng.
- Kê gối cao đầu khi ngủ
Khi trẻ bị ngẹt mũi, nên kê gối đầu cao hơn bình thường 1 chút sẽ giúp trẻ dễ thở hơn. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên kê hẳn 1 phần vai của con lên gối cho con không bị mỏi cổ.
- Sử dụng dầu khuynh diệp
Khi thấy trẻ có dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi, mẹ nên thoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con sau đó massage nhẹ nhàng chừng 1 phút rồi đi tất vào. Tiếp theo, thoa lần lượt lên ngực, bụng và sau lưng con, các mẹ sẽ thấy con hết nghẹt mũi ngay sau đó đấy.
- Sử dụng thuốc xịt mũi Nozeytin
Thuốc xịt mũi Nozeytin có chứa Azelastin, đây là chất có tác dụng kháng Histamin và kháng thụ thể H1 lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, có tác dụng điều trị các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Nozeytin tác dụng tại chỗ, nên có hiệu quả nhanh ngay sau khi xịt, đặc biệt có thể sử dụng dài ngày rất phù hợp với những bệnh nhân viêm mũi dị ứng mãn tính hay gặp phải các triệu chứng thông thường trên. Nozeytin với thiết kế nhỏ gọn, dạng xịt rất tiện lợi có thể dùng ở tư thế đứng và rất hiệu quả vì các hạt sương luồn sâu vào hốc mũi và dễ phân tán đều trên niêm mạc.
Nozeytin là lựa chọn thông thái của mẹ khi trẻ bị nghẹt mũi, tuy nhiên không nên dùng cho trẻ sơ sinh nhé. Với Nozeytin, con bị nghẹt mũi, sổ mũi không còn là nỗi ám ảnh của các bậc cha mẹ nữa.