Giải đáp cách phòng ngừa & chữa trị viêm mũi dị ứng

Mỗi khi thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường tôi rất hay bị chảy nước mũi, biểu hiện ban đầu là ngứa mũi, sau đó hắt xì vài cái và nước mũi trong bắt đầu chảy mà không kiểm soát được thì có phải là viêm mũi dị ứng không?

Bình chọn
Mục lục [ Ẩn ]
Cũng như bệnh dị ứng nói chung, viêm mũi dị ứng là phản ứng quá mẫn của cơ thể với tác nhân bên ngoài. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (dị nguyên) như phấn hoa, bụi nhà, thời tiết thay đổi,…, cơ thể sẽ giải phóng ra histamin và vận chuyển đến cơ quan đích. Lượng histamin vượt ngưỡng bình thường, lập tức các triệu chứng của viêm mũi dị ứng xuất hiện: Ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, tắc ngạt mũi. Dị ứng mũi thường đồng thời xảy ra ở mắt, họng vì cùng tiếp xúc với dị nguyên. Viêm mũi dị ứng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng như: Viêm xoang, nhiễm trùng vì ứ đọng dịch tiết, viêm họng, viêm thanh quản...

Phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng?

Để tránh bị viêm mũi dị ứng chú ý phải cách ly với các dị nguyên (phấn hoa, bụi nhà, lông súc vật, thời tiết…) và kiểm soát kỹ môi trường sống.

Hiện nay, có 3 phương pháp để điều trị viêm mũi dị ứng như sau:

• Điều trị đặc hiệu: bằng phương pháp giải mẫn cảm nếu tìm được nguyên nhân gây dị ứng. Giải mẫn cảm đặc hiệu tức là đưa nguyên nhân gây dị ứng vào cơ thể với liều nhỏ và tăng dần để tạo kháng thể bao vây, thay đổi cách đáp ứng của cơ thể với yếu tố dị nguyên

• Điều trị phẫu thuật: Một số trường hợp có chỉ định phẫu thuật khi viêm mũi dị ứng có polip, thoái hóa cuống mũi,…

• Điều trị bằng thuốc: Trên thực tế, việc sử dụng thuốc thường là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất.

Thuốc uống: Kháng histamine là lưa chọn đầu tiên, trường hợp rất nặng và có chỉ định của bác sỹ có thể dùng Corticoid. Có thể phối hợp với nhóm thuốc Ephedrin làm co mạch giảm triệu chứng.

Dùng kháng histamin thế hệ 1 như Promethazin, Clorpheniramin.. có phản ứng phụ rất khó chịu vì gây buồn ngủ nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc đặc biệt là những công việc cần tỉnh táo như lái xe, vận hành máy… Thuốc kháng Histamin thế hệ 2 như Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin, Azelastin … không có hoặc đỡ có tác dụng phụ gây ngủ nên được sử dụng phổ biến hơn.

Giải đáp cách phòng ngừa & chữa trị viêm mũi dị ứng - 1

Ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, tắc ngạt mũi là những dấu hiệu rất điển hình của viêm mũi dị ứng.

Thuốc dùng ngoài: Trường hợp sổ mũi nhẹ, ngạt mũi nặng ưu tiên dùng thuốc co mạch để giảm triệu chứng nhanh như Naphazolin, hay có tác dụng kéo dài nên tiện lợi và đỡ độc hại hơn như Xylometazolin, Oxymetazolin dạng nhỏ giọt hoặc xịt.Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ chữa triệu chứng không được dùng liên tục dài ngày (15 ngày) vì có thể gây sơ niêm mạc mũi và những biến chứng không tốt. Nếu dị ứng mũi nặng dùng các thuốc trên rất kém hiệu quả hoặc bị mãn tính lâu ngày, thậm chí lệch vách ngăn thì bác sỹ chọn chỉ định nhóm thuốc corticoid để cải thiện cơ bản bệnh lý.

Hiện đã có những Corticoid dùng ngoài dạng xịt rất ưu việt là tác dụng tại chỗ mà không có tác dụng toàn thân nên tránh được những tác dụng phụ nguy hại của nhóm thuốc này như Fluticasol, Budesonid Tin vui là rất mới trên thế giới và lần đầu sản xuất tại Việt Nam thuốc Azelastin dạng xịt dưới tên biệt dược là Nozeytin là thuốc Kháng Histamin thế hệ 2 dùng ngoài dạng xịt. Là thuốc kháng Histamin nên Nozeytin (Azelastin) vô hiệu hóa Histamin bằng cách khóa thụ thể H1 để Histamin không gắn được vào thụ thể nữa và ngăn chặn được các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Chỉ có lưu ý là Nozeytin (Azelastin) có tác dụng ngăn ngừa triệu chứng nên tốt nhất sử dụng ngay khi có những dấu hiệu báo trước dị ứng mũi như ngứa mũi, hắt hơi…

Trường hợp đã bị nghẹt mũi nặng phải thông mũi bằng thuốc co mạch (Xylometazolin, Oxymetazolin..) rồi mới dùng Nozeytin (Azelastin) để thuốc có thể đi vào hốc mũi và thấm đều trên niêm mạc mũi. Như vậy có thuốc xịt mũi Nozeytin (Azelastin) tác dụng tại chỗ với liều rất thấp mà hiệu quả nhanh lại kéo dài nhiều giờ nên bệnh nhân không cần phải uống thuốc để ngăn chặn triệu chứng khó chịu của dị ứng mũi: ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi.

 

Bộ sản phẩm bảo vệ Mũi - xoang được chuyên gia khuyên dùng:

✅Thuốc xịt mũi, nhỏ mũi Jazxylo chuyên trị nghẹt mũi.

✅Thuốc xịt mũi Nozeytin & Nozeytin-F chuyên trị viêm mũi, viêm xoang dị ứng.

✅Xịt mũi SalineSea ưu trương, đẳng trương.

✅Bộ bình rửa mũi & gói muối tự pha SalineSea.

Tư vấn

Người gửi:
Dương Thị Hà
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cảm cúm/cảm lạnh và viêm mũi dị ứng có phải triệu chứng tương tự nhau? Làm thế nào để phân biệt? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Lê Vân Oanh
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng nước muối ưu trương để vệ sinh mũi có sợ bị bị khô mũi không? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Hoàng Nhật Đức
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Nước muối ưu trương khác gì nước muối sinh lý? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Hiền
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cách rửa mũi xoang đúng cách? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Thảo Nguyên
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng bình rửa mũi xoang để vệ sinh mũi hằng ngày được không? [Đọc tiếp]

Bình luận