Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng

Muốn điều trị viêm mũi dị ứng tr­ước hết phải loại bỏ dị nguyên gây bệnh khỏi môi tr­ường sống của bệnh nhân (nh­ưng rất khó), vì vậy ta phải thanh toán từng phần hoặc làm thay đổi sự đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân thông qua biện pháp miễn dịch, biện pháp này gọi là giải mẫn cảm. Điều trị viêm mũi dị ứng mà các thầy thuốc đ­ược sắp xếp theo thứ bậc.

Bình chọn
Mục lục [ Ẩn ]

Nếu điều kiện cụ thể cho phép thì ­ưu tiên cho liệu pháp nguyên nhân trư­ớc liệu pháp triệu chứng theo thứ tự sau: Điều trị nguyên nhân (thanh toán dị nguyên). Điều trị liệu pháp giải mẫn cảm. Liệu pháp corticoid. Dùng thuốc kháng histamin. Kháng sinh. Phẫu thuật giải quyết các dị hình hốc mũi.

Thanh toán dị nguyên

Có nghĩa là tách hoàn toàn các dị nguyên đ­ược chẩn đoán là gây bệnh khỏi môi trường của bệnh nhân hoặc bệnh nhân tránh những nơi có dị nguyên gây bệnh nếu đạt đ­ược điều này thì đó là hình thức điều trị tốt nhất. Thanh toán dị nguyên từng phần: khó có thể tiến hành ph­ương pháp thanh toán dị nguyên từng phần đối với các dị nguyên có trong nhà như­: bụi nhà, nấm... tuy nhiên việc giảm số lư­ợng dị nguyên cũng cải thiện đ­ược kết quả điều trị.

Giải mẫn cảm đặc hiệu

Đây là liệu pháp miễn dịch, giải mẫn cảm hệ miễn dịch của bệnh nhân phải đối đầu với các dị nguyên gây bệnh đã đ­ược xác định.

Điều trị triệu chứng

Là liệu pháp điều trị bằng thuốc. Chỉ dùng khi các biện pháp điều trị theo nguyên nhân kể trên không đỡ hoặc không thể tiến hành điều trị theo nguyên nhân đư­ợc ta dùng các thuốc kháng Histamin, là những thuốc ức chế việc giải phóng hoặc tổng hợp các chất hóa học trung gian gây phản ứng dị ứng. Ở mức độ nặng có thể dùng corticoid ngoài ra trong dân gian họ cũng dùng cây thuốc nh­ư: kim ngân hoa, ké đầu ngựa, cây cỏ hôi trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Thuốc điều trị tại chỗ: Giải quyết nề niêm mạc, sung huyết, xuất tiết, nhiễm trùng ở mũi và xoang. Hút nhẹ các dịch tiết. Dẫn lưu và giải quyết viêm nhiễm niêm mạc bằng dung dịch kháng sinh và cortisone. Chọc rửa xoang để chẩn đoán và điều trị các bệnh tích. Thuốc điều trị toàn thân: thường dùng kháng histamin: Hoạt chất Promethazine: Kháng histamin tổng hợp dùng từ lâu, hoạt tính mạnh và kéo dài, tác dụng đối với viêm mũi dị ứng, hen và nhiều biểu hiện dị ứng khác.

Tác dụng phụ: gây buồn ngủ, đờ đẫn, khô miệng, chóng mặt. Hoạt chất Astemizole: kháng histamin tác động lên cơ quan cảm thụ H1, không ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Có tác dụng kéo dài chống các biểu hiện dị ứng, đặc biệt là miêm mũi dị ứng.

Hoạt chất terfenadine: kháng histamin tác động lên cơ quan cảm thụ H1, không gây buồn ngủ dùng trong viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng. Zaditen: tính chất kháng histamin và chống phản vệ, ức chế giải phóng chất hóa học trung gian như DSCG có tác dụng phòng các cơn dị ứng hư viêm mũi dị ứng và hen phế quản. Thuốc dung nạp tốt nhưng gây buồn ngủ, khô miệng, buồn nôn.

Primalan: Kháng histamin H1, không gây buồn ngủ, tác dụng phạm vi rộng nhờ hoạt tính chống lại nhiều chất hóa học trung gian khác  

Azelastin HCL trong Nozeytin có vai trò chiếm chỗ tại thụ thể H1 trước Histamin. Thành phần Azelastin HCL trong Nozeytin có tác dụng đối kháng cạnh tranh và chiếm chỗ trước Histamin tại thụ thể H1 chặn lệnh phản ứng tại tế bào. Từ đó, làm mất tác dụng giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch của Histamin trên mao mạch, nên làm giảm hoặc mất các phản ứng viêm và dị ứng, giảm phù nề, sung huyết.

 

Bộ sản phẩm bảo vệ Mũi - xoang được chuyên gia khuyên dùng:

✅Thuốc xịt mũi, nhỏ mũi Jazxylo chuyên trị nghẹt mũi.

✅Thuốc xịt mũi Nozeytin & Nozeytin-F chuyên trị viêm mũi, viêm xoang dị ứng.

✅Xịt mũi SalineSea ưu trương, đẳng trương.

✅Bộ bình rửa mũi & gói muối tự pha SalineSea.

Tư vấn

Người gửi:
Dương Thị Hà
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cảm cúm/cảm lạnh và viêm mũi dị ứng có phải triệu chứng tương tự nhau? Làm thế nào để phân biệt? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Lê Vân Oanh
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng nước muối ưu trương để vệ sinh mũi có sợ bị bị khô mũi không? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Hoàng Nhật Đức
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Nước muối ưu trương khác gì nước muối sinh lý? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Hiền
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cách rửa mũi xoang đúng cách? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Thảo Nguyên
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng bình rửa mũi xoang để vệ sinh mũi hằng ngày được không? [Đọc tiếp]

Bình luận