Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi cha mẹ phải làm thế nào?

Nghẹt mũi, sổ mũi là bệnh viêm mũi rất hay gặp ở trẻ sơ sinh do sức đề kháng của bé còn non yếu. Bị ngạt mũi làm trẻ khó thở, khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú, ngủ không yên giấc, khiến cha mẹ vô cùng lo lắng, bối rối. Vậy khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm thế nào để trị dứt bệnh cho bé, giúp bé ăn ngoan ngủ ngoan đây?
Dùng nước muối sinh lý
Đây là biện pháp chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn và rất dễ thực hiện. Cha mẹ có thể mua nước muối sinh lý (dạng ống thuốc 0,9% bán ở các hiệu thuốc) hoặc tự chế nước nhỏ mũi cho bé bằng cách pha nước ấm với muối ăn. Nước muối có tác dụng sát khuẩn, làm mềm vẩy cứng trong mũi, làm giảm, hết nghẹt mũi và giúp bé dễ thở hơn.
Cách làm: Bạn nhỏ 1 giọt cho mỗi lỗ mũi của bé, để khoảng 2 phút rồi dùng bông sạch lau sạch mũi cho bé. Bố mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 3 – 5 lần/ngày, đặc biệt trước khi trẻ bú hoặc ăn, giúp bé đỡ bị ngạt mũi, sẽ bú và ăn tốt, hơn nữa không bị sặc do khó thở vì chứng ngạt mũi.
Hút mũi cho bé
Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi để thông mũi cho bé, giúp bé thở thoải mái hơn. Dụng cụ hút mũi có hai loại: Một loại là ống bóp cao su, một loại là dạng ống hút với 1 đầu cắm vào lỗ mũi bé, 1 đầu đặt ở miệng mẹ. Trước và sau khi hút mũi cho bé, mẹ nhớ vệ sinh dụng cụ sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm để tránh vi khuẩn lây lan. Không nên hút mũi cho bé nhiều hơn 3 – 4 lần/ngày để tránh làm kích ứng niêm mạc mũi của bé; cũng không nên dùng nước muối 4 ngày liên tiếp vì nước muối có thể làm khô bên trong mũi và làm viêm mũi nặng hơn.
Cách làm: Mẹ cho bé nằm trên gối cao hoặc nằm nghiêng, đầu tiên xịt nước muối sinh lý vào mũi bé rồi dùng dụng cụ hút mũi để hút; tiếp đó dùng khăn lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với lỗ mũi còn lại. Sau khi hút mũi cho bé xong, bạn cho bé nằm nguyên tư thế khoảng 10 giây để nước muối làm sạch đờm nhớt trong mũi. Mẹ nên hút mũi cho bé khi bé đói để tránh bé bị nôn ói và khi hút, hãy làm nhẹ nhàng, nếu hút mạnh sẽ làm mô mũi của bé bị ảnh hưởng và viêm mũi nặng hơn.
Cho bé nằm gối cao
Với trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, bố mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn, bớt khò khè, khó thở. Bên cạnh đó, bạn nên cho bé nằm gối cao hơn ngày thường, như thế mũi bé sẽ thông thoáng hơn, mũi bớt bị tắc và bé hít thở dễ hơn. Đồng thời, khi bé ngủ, bạn có thể dùng tay day day nhẹ cánh mũi cho bé, bé sẽ dễ chịu hơn và ngủ ngon hơn.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
– Cha mẹ tuyệt đối không dùng miệng để hút mũi cho bé vì vừa mất vệ sinh lại dễ lây lan thêm mầm bệnh cho bé.
– Không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi, thuốc kháng sinh để trị nghẹt mũi cho trẻ khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ vì có thể gây ngộ độc thuốc, tai biến.
– Nếu bé đang bị ngạt mũi sổ mũi, cần cho bé mặc đủ ấm, không quá nóng hay quá lạnh. Bố mẹ nhớ giữ ấm cho bé nhất là phần ngực, cổ họng, tay chân, không để quạt chiếu thẳng vào bé.
– Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, bố mẹ đừng kiêng tắm cho bé vì nghĩ bé đang ốm, sẽ khiến vi khuẩn có hại càng dễ gây bệnh cho bé. Nên tắm cho bé trong phòng kín gió, tắm bằng nước ấm, sau khi tắm xong phải lau người bé thật khô trước khi mặc quần áo.
– Cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất khi bé phải hít thở nhiều bằng đường miệng. Vì thế, bạn nên cho bé uống nhiều nước và ăn thực phẩm nhiều nước để tránh cơ thể bé bị mất nước.
– Khi bé bị ngạt mũi sẽ rất khó chịu, bú mẹ kém nên mẹ cần duy trì đủ lượng sữa hàng ngày cho bé bằng cách cho bé bú bất cứ khi nào bé đòi ăn. Trước khi cho bé bú, bạn nên nhỏ mũi và hút mũi cho bé để mũi bé dễ chịu, thông thoáng và bé bú mẹ được nhiều hơn.
JAZXYLO TRẺ EM
Chỉ định:
Giảm triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi và giảm sung huyết trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính, viêm xoang, cảm lạnh, cảm mạo hoặc dị ứng đường hô hấp trên.
Liều lượng và cách dùng:
Trẻ em từ 03 tháng đến dưới 2 tuổi: chỉ nhỏ thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ. Nhỏ mỗi bên lỗ mũi 1 giọt/1 lần. Ngày không quá 2 lần.
Trẻ em từ 2 tuổi đến 12 tuổi : nhỏ 1-2 giọt vào mỗi bên lỗ mũi. Nhỏ thuốc 8-10 giờ/lần, không quá 3 lần/24 giờ.
Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Nhỏ 2 – 4 giọt vào mỗi bên mũi, 2-3 lần/ngày.
Không nên dùng quá 3 ngày. Thời gian dùng tối đa là 5 ngày.
Chống chỉ định:
– Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
– Người bị bệnh glôcôm góc đóng.
– Trẻ em dưới 03 tháng tuổi.
– Người có tiền sử mẫn cảm với các thuốc adrenergic.
– Người đang dùng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng.