Trị viêm mũi dị ứng từ cây ngải cứu

Bình chọn
Mục lục [ Ẩn ]
Được biết đến là một món ăn chữa được nhiều bệnh, rau ngải cứu còn không thể vắng mặt trong nhiều bài thuốc nam, trong đó có bài thuốc trị viêm mũi dị ứng. Đừng bỏ qua bài thuốc đơn giản mà hiệu nghiệm vô cùng này nếu bạn đang bị viêm mũi dị ứng gây cản trở đến công việc và đời sống sinh hoạt nhé!   Rau ngải cứu không chỉ được biết đến với công dụng là món ăn thuốc chữa được nhiều bệnh, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể mà nó còn là 1 vị thuốc nam có tác dụng chữa nhiều bệnh trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng. Dưới đây các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ bày cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng cây rau ngải cứu cho bạn tham khảo và áp dụng mỗi khi cần. Tác dụng chữa bệnh viêm mũi dị ứng của ngải cứu

rau-ngai-cuu-tri-viem-mui

Rau ngải cứu chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả

Các triệu chứng như hắt hơi, xổ mũi, nghẹt mũi rất thường gặp ở người bệnh viêm mũi dị ứng nhất là mỗi khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa,…Không chỉ thuốc tây y mới có tác dụng làm giảm những triệu chứng viêm mũi dị ứng mà bạn cũng có thể dùng rau ngải cứu để chữa chứng bệnh này rất an toàn mà hiệu quả. Ngải cứu vị thuốc quý chữa viêm mũi dị ứng Theo Đông y ngải cứu vị đắng, mùi thơm, tính ấm. Có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu sát trùng, tiêu viêm rất tốt. Bạn có thể dùng để chữa viêm mũi dị ứng và một số chứng cảm cúm, điều kinh, đau bụng, an thai,… Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu Cách chế biến thuốc: Hái loại ngải cứu bắt đầu có hoa mang về phơi khô trong bóng mát (tránh để mất tinh dầu khi phơi ngoài nắng). Đem ngải cứu khô tán nhỏ rồi cho 1 lượng nhỏe bột ngải cứu vào tờ giấy cuộn lại như thuốc lá, cuốn thật chặt rồi dán keo lên cho kín để dùng dần. Cách sử dụng: Đốt điếu thuốc hơ lần lượt lên các huyệt 1, 2, 3, 4, 5 (huyệt số 1: nằm giữa đỉnh đầu, nơi gặp nhau của hai con đường kéo từ chót hai vành tai lên; huyệt số 2 và 3: nằm trước và sau huyệt số 1 khoảng 2cm; huyệt số 4 và 5: nằm hai bên huyệt số 1, cách mỗi bên ra 2cm). Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu khô Hơ cách da đầu 1,5 cm, sẽ cho bạn cảm giác dễ chịu, tại chỗ hơ ấm dần một lúc đến khi có cảm giác nóng nhiều thì đổi sang huyệt khác, luân phiên hơ đều các huyệt, thời gian từ 15-30 phút. Khi hơ, tay này cầm điếu thuốc, tay kia ép tóc sát da đầu để tránh không bị cháy tóc. Mỗi ngày làm một lần, lúc sáng sớm hoặc tốt nhất là vào buổi tối sau bữa ăn vì thời gian này sẽ là lúc bạn được nghỉ ngơi, tinh thần sẽ thoải mái hơn. Liệu trình sử dụng: Mỗi liệu trình kéo dài từ 10-15 ngày, sau đó nghỉ  5-7 ngày và tiếp tục 1 liệu trình mới. Nếu sau 1 liệu trình bệnh có tiến triển tốt thì bạn hợp với phương pháp này thì nên tiếp tục cho đến khi khỏi. Nếu kết quả ít hay bệnh không thuyên giảm nên chuyển cách chữa viêm mũi dị ứng khác tránh để bệnh tiến triển thành trieu chung benh viem xoang sẽ gây khó khăn cho điều trị về sau.

 

Bộ sản phẩm bảo vệ Mũi - xoang được chuyên gia khuyên dùng:

✅Thuốc xịt mũi, nhỏ mũi Jazxylo chuyên trị nghẹt mũi.

✅Thuốc xịt mũi Nozeytin & Nozeytin-F chuyên trị viêm mũi, viêm xoang dị ứng.

✅Xịt mũi SalineSea ưu trương, đẳng trương.

✅Bộ bình rửa mũi & gói muối tự pha SalineSea.

Tư vấn

Người gửi:
Dương Thị Hà
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cảm cúm/cảm lạnh và viêm mũi dị ứng có phải triệu chứng tương tự nhau? Làm thế nào để phân biệt? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Lê Vân Oanh
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng nước muối ưu trương để vệ sinh mũi có sợ bị bị khô mũi không? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Hoàng Nhật Đức
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Nước muối ưu trương khác gì nước muối sinh lý? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Hiền
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cách rửa mũi xoang đúng cách? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Thảo Nguyên
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng bình rửa mũi xoang để vệ sinh mũi hằng ngày được không? [Đọc tiếp]

Bình luận