Ngạt mũi ở trẻ sơ sinh và những điều bố mẹ cần biết

Thời tiết chuyển mùa, việc nóng, lạnh đột ngột rất dễ khiến trẻ bị ngạt mũi, khó chịu, đặc biệt là trẻ sơ sinh sức đề kháng còn non yếu. Ngạt mũi ở trẻ sơ sinh làm sao để chữa khỏi nhanh chóng, duới đây là những lời khuyên dành cho các bố mẹ.

Bình chọn
Mục lục [ Ẩn ]

Trẻ em không như người lớn, khi bị ngạt mũi, sổ mũi, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu hơn người lớn rất nhiều lần do không biết cách xì mũi như chúng ta. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng nặng hơn thành viêm xoang, viêm phế quản và càng khó khăn trong việc điều trị. Chính vì vậy, bố mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức về bệnh ngạt mũi ở trẻ sơ sinh để có thể chăm sóc cho bé yêu một cách tốt nhất nhé!

  1. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị ngạt mũi

Ở trẻ sơ sinh, biểu hiện rõ nhất khi trẻ bị ngạt mũi đó là trẻ bú sẽ khó khăn hơn trước, bú không được dài hơi do ngạt mũi nên phải thở bằng miệng và sẽ phải dừng lại lấy hơi nhiều. Mũi bị ngạt cũng làm trẻ thở khò khè, chảy nước mũi, khó ngủ và hay quấy khóc.

  1. Cách xử lý khi trẻ bị ngạt mũi

  • Vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Đây là biện pháp hiệu quả và an toàn, có thể áp dụng với hầu hết các bé. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch mũi, loãng dịch nhầy, đồng thời đào thải những bụi bẩn ra ngoài. Các mẹ có thể mua dung dịch nước muối NaCl 0.9% được bày rộng rãi tại các nhà thuốc để về nhỏ mũi cho bé. Hoặc nếu không tiện mua thuốc thì mẹ cũng có thể tự điều chế nước muối sinh lý tại nhà rất đơn giản bằng cách pha 1 thìa cafe muối vào ¼ ly nước sau đó nhỏ mũi cho trẻ như bình thường. Lưu ý mỗi lần chỉ nên nhỏ 1 – 2 giọt và nhỏ từ 3 – 5 lần mỗi ngày, tốt nhất là trước khi cho trẻ bú.

  • Xông hơi mũi cho trẻ

Muốn chữa ngạt mũi ở trẻ sơ sinh, các mẹ đổ đầy nước nóng vào một bát to hoặc chậu, có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu bạc hà hay tinh dầu tràm vào nước. Sau đó, bạn ghé sát mặt bé vào bát nước để hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước có tác dụng làm loãng đờm trong mũi, thông mũi, giảm triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi rất tốt.

xong-hoi-mui

  • Kê gối nằm cao đầu cho trẻ

Khi trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi, mẹ hãy kê gối nằm của trẻ cao hơn bình thường vì gối đầu thấp sẽ làm trẻ khó thở. Chờ lúc bé ngủ, mẹ có thể dùng 2 tay day nhẹ cánh mũi cho bé, giúp bé dễ thở hơn.

  • Cho trẻ bú nhiều lần

Trẻ bị ngạt mũi thì việc thở sẽ rất khó khăn, dẫn đến bú kém là điều hết sức bình thường. Vì vậy, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn mỗi ngày, bất cứ khi nào bé đòi. Đồng thời, nhỏ mũi và làm sạch mũi cho trẻ sẽ khiến trẻ dễ chịu và bú được nhiều hơn.

  1. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

  • Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với thời tiết, nhất là khi trong người không khỏe. Chính vì vậy, mẹ phải đảm bảo trẻ luôn được giữ ấm. Tuyệt đối không cho quạt chiếu thẳng vào người trẻ.
  • Không được kiêng tắm gội, kể cả khi trẻ đang bị ốm. Nhưng lưu ý là phải cho trẻ tắm trong phòng kín, nước tắm ấm vừa phải, không được quá nóng hay quá lạnh, khi tắm xong phải nhanh chóng lau khô người cho trẻ rồi mới mặc quần áo.
  • Không được tùy tiện dùng bất kì loại thuốc nào khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh, kể cả thuốc xịt mũi.

Trên đây là những thông tin về bệnh ngạt mũi ở trẻ sơ sinh và những vấn đề bố mẹ cần chú ý. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc bé cho các mẹ. Hãy áp dụng những phương pháp này khi cần để giúp bé yêu nhà mình tạm biệt tình trạng khó chịu này một cách nhanh chóng nhé!

Bộ sản phẩm Thuốc nhỏ mũi/xịt mũi Jazxylo giúp giảm nhanh nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi do viêm mũi, viêm xoang:

✅Chứa Xylometazolin thế hệ mới nhất với cơ chế co mạch, chống phù nề, sung huyết niêm mạc, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.

✅Hiệu quả sau 5 phút, tác dụng tới 10 giờ.

✅Không kháng sinh, không corticoid.

✅Hệ nền cao cấp tác động kép, vừa tăng hiệu quả thuốc, vừa dưỡng ẩm, hạn chế khô mũi.

💛Thuốc nhỏ mũi Jazxylo là dòng thuốc co mạch DUY NHẤT trên thị trường được Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho TRẺ TỪ 3 THÁNG TUỔI.

💛Thuốc xịt mũi Jazxylo dạng xịt tiện lợi, dùng được ở mọi tư thế, giúp thuốc đi sâu hơn vào khoang mũi.

Tư vấn

Người gửi:
Dương Thị Hà
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cảm cúm/cảm lạnh và viêm mũi dị ứng có phải triệu chứng tương tự nhau? Làm thế nào để phân biệt? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Lê Vân Oanh
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng nước muối ưu trương để vệ sinh mũi có sợ bị bị khô mũi không? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Hoàng Nhật Đức
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Nước muối ưu trương khác gì nước muối sinh lý? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Hiền
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cách rửa mũi xoang đúng cách? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Thảo Nguyên
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng bình rửa mũi xoang để vệ sinh mũi hằng ngày được không? [Đọc tiếp]

Bình luận