Biến chứng viêm tai giữa – Đừng chủ quan khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh!
Rửa mũi là biện pháp an toàn để vệ sinh khoang mũi. Tuy nhiên, hệ thống mũi xoang của trẻ sơ sinh còn non nớt và nhạy cảm nên có thể gây viêm tai giữa nếu không thực hiện đúng cách. Do đó, cha mẹ cần chú ý trong việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Có cần rửa mũi cho trẻ sơ sinh không?
Mũi là “cửa ngõ” của hệ hô hấp, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Không khí khi đi vào mũi sẽ được làm ấm, lọc bụi bẩn, vi khuẩn, virus,… giúp việc hít thở dễ dàng. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ có hệ hô hấp nhạy cảm cùng với sức đề kháng yếu khiến cho cơ thể dễ bị tấn công gây ra các bệnh lý viêm đường hô hấp.
Khi bị viêm, mũi sẽ tăng tiết dịch và phù nề khiến cho đường thở bị thu hẹp, tắc nghẽn gây nghẹt mũi, khó thở. Lúc này, việc rửa mũi cho trẻ để loại bỏ dịch nhầy, gỉ mũi và giảm phù nề niêm mạc là điều cần thiết.
Dung dịch rửa mũi cho trẻ có thể sử dụng nước muối đẳng trương hoặc ưu trương được pha sẵn tại hiệu thuốc. Cha mẹ nên để ý khi mua để tránh việc sử dụng nhầm lẫn sản phẩm có bao bì tương tự gây nguy hiểm cho trẻ.
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh thế nào cho chuẩn?
Rửa mũi là biện pháp an toàn, đơn giản giúp loại bỏ các chất gây kích ứng, tác nhân gây bệnh và dịch nhầy ra khỏi mũi. Bằng cách này, đường hô hấp của trẻ sẽ thông thoáng, việc hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần có cách rửa đúng để tránh làm tổn thương mũi hoặc gây ra viêm tai giữa ở trẻ. Dưới đây là cách rửa mũi cho trẻ được các chuyên gia hướng dẫn:
- Trước khi tiến hành rửa mũi, cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa vi khuẩn, virus lây sang cho trẻ.
- Đặt trẻ ở tư thế nằm, hơi nghiêng đầu.
- Đưa đầu vòi xịt của chai nước muối vào bên lỗ mũi (Hoặc nhỏ thẳng nước muối sinh lý vào mũi).
- Ấn nhẹ đầu vòi xịt theo hướng dẫn sau đó day nhẹ cánh mũi để loại bỏ dịch mũi dễ dàng hơn.
- Sử dụng khăn mềm để thấm sạch phần nước muối và dịch bẩn chảy ra.
- Trong trường hợp dịch mũi của bé quá nhiều, mẹ nên sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dịch để loại bớt dịch sau đó mới tiến hành rửa mũi để đạt hiệu quả cao.
Không rửa mũi cho trẻ sơ sinh quá thường xuyên vì sẽ làm mất đi lớp nhầy tự nhiên bảo vệ mũi gây khô niêm mạc. Tần suất sử dụng sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bé. Thông thường, nên rửa mũi cho bé 1- 2 lần/ngày khi có dấu hiệu bị viêm đường hô hấp trên.
Mẹ cần lưu ý gì trong quá trình rửa mũi cho con
Cha mẹ cần lưu ý trong quá trình rửa mũi để không làm tổn thương niêm mạc mũi hay gây áp lực lên tai của trẻ.
- Không sử dụng nước muối tự pha vì có thể quá mặn làm tổn thương niêm mạc mũi.
- Đảm bảo rằng dung dịch không được phun quá mạnh và không được đưa quá sâu vào mũi của trẻ.
- Trong quá trình rửa chú ý giữ phần đầu của bé để không làm tổn thương mũi.
- Không nên rửa mũi cho bé sau khi ăn để tránh tình trạng nôn trớ.
- Không dùng miệng để hút dịch mũi.
Dung dịch xịt mũi SalineSea – Chăm sóc và bảo vệ hệ hô hấp của con yêu
Dung dịch xịt mũi đẳng trương SalineSea cho trẻ nhỏ có chứa thành phần chính là dung dịch NaCl 0.9% và tinh dầu khuynh diệp. Đây là một sản phẩm được sử dụng để vệ sinh mũi hàng ngày và giúp làm sạch dịch nhầy, kháng khuẩn.
Trong trường hợp nghẹt mũi, dung dịch xịt mũi ưu trương dưỡng ẩm SalineSea được sử dụng. Với sự kết hợp của NaCl 1.9% và Natri Hyaluronate, sản phẩm giúp làm giảm tình trạng phù nề niêm mạc mũi, giúp đường thở của bé được thông thoáng. Đồng thời sản phẩm này còn có tác dụng giữ ẩm niêm mạc.
Vòi xịt được thiết kế dạng phun sương nhẹ nhàng, không gây tổn thương đến niêm mạc mũi của trẻ. Đặc biệt, bình xịt được thiết kế với vỏ nhôm chuyên biệt và van một chiều để ngăn chặn tình trạng tái nhiễm. Điều này đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng.
Sản phẩm nổi bật với tiêu chí “3 KHÔNG”: Không chứa kháng sinh – Không corticoid – Không chất co mạch.
Do đó, dung dịch xịt mũi SalineSea là một lựa chọn phù hợp cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Mong rằng cha mẹ có thể áp dụng đúng cách để bảo vệ hô hấp của con.