Bật mí 3 cách điều trị viêm mũi dị ứng nhanh khỏi

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý phổ biến trên đường hô hấp, gây ra các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi. Nếu bạn đang tìm cách điều trị viêm mũi dị ứng nhanh khỏi, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!

Bình chọn
Mục lục [ Ẩn ]

Viêm mũi dị ứng là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý mãn tính gây ảnh hưởng đến đường hô hấp trên, đặc trưng bởi các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi,... Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, như phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,... Khi tiếp xúc với các tác nhân này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giải phóng các chất hóa học, bao gồm histamin, gây ra các phản ứng dị ứng.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng nhanh chóng, dứt điểm

Triệu chứng và mức độ nặng nhẹ khác nhau giữa các đối tượng vì vậy biện pháp điều trị có thể sẽ không giống nhau. Trong bài viết này sẽ đề cập đến các cách điều trị viêm mũi dị ứng thông thường.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc

Thuốc kháng Histamin H1 - Cách điều trị viêm mũi dị ứng

Thuốc kháng Histamin H1 là một trong những loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng. Thuốc có tác dụng ngăn chặn tác dụng của histamin, một chất hóa học gây ra các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Thuốc kháng Histamin H1 có tác dụng gắn vào các thụ thể histamin H1, ngăn chặn histamin gắn vào các thụ thể này. Từ đó, thuốc giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Thuốc kháng Histamin H1 được chia thành hai thế hệ:

  • Thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 1: Thuốc thế hệ 1 có tác dụng nhanh nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ hơn, như buồn ngủ, khô miệng, táo bón, nhìn mờ,...
  • Thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2: Thuốc thế hệ 2 có tác dụng lâu hơn, ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc thế hệ 1.

Thuốc kháng histamin H1 được sử dụng dưới dạng uống, xịt mũi, nhỏ mũi tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nặng của bệnh.

Thuốc xị tmuix Nozeytin - Giảm nhanh tình trạng viêm mũi dị ứng

Với sự tác động chọn lọc trên hệ thần kinh, nhóm kháng Histamin H1 thế hệ 2 được sử dụng nhiều hơn trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. So với các thuốc đường uống thì các sản phẩm xịt mũi đem lại tác dụng tại chỗ ngay trên niêm mạc cũng như nhanh chóng được hấp thu. Vì vậy, thuốc xịt mũi chứa kháng histamin H1 được xem là đem lại hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng mà không gây buồn ngủ.

Chính vì vậy, Nozeytin đã được cho ra mắt để đáp ứng các điều kiện trên. Với thành phần chính là Azelastin - Hoạt chất thuộc nhóm kháng Histamin H1. Sản phẩm được bào chế dưới dạng dung dịch xịt mũi giúp người bệnh viêm mũi dị ứng giảm nhanh các triệu chứng sau 30 phút sử dụng. Đồng thời kéo dài tác dụng của thuốc lên đến 24h, do đó chỉ cần sử dụng 1 - 2 lần mỗi ngày.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi là loại thuốc được sử dụng để giảm nghẹt mũi, giúp người bệnh dễ thở hơn. Thuốc có tác dụng co mạch máu ở niêm mạc mũi, giúp giảm sung huyết mũi, từ đó giúp giảm nghẹt mũi. Các thuốc thông mũi thường chứa thành phần là oxymetazolin, xylometazolin, phenylephrine,...

Thuốc kháng viêm Corticoid

Thuốc kháng viêm Corticoid cũng được sử dụng trong trường hợp viêm mũi dị ứng. Bằng cách ức chế các chất gây viêm, thuốc sẽ giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ở niêm mạc mũi. Từ đó các triệu chứng của viêm mũi dị ứng nhanh chóng được cải thiện.

Thuốc kháng viêm Corticoid có thể được phối hợp cùng với nhóm kháng Histamin H1 để sử dụng trong các trường hợp bệnh tiến triển nặng lên. 

Sử dụng thuốc kháng viêm corticoid trong điều trị viêm mũi dị ứng

Do đây là nhóm có tác dụng mạnh và gây ra nhiều tác dụng phụ, vì vậy không được tự ý sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng được hướng dẫn.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng nhóm thuốc kháng sinh

Thông thường kháng sinh sẽ không được chỉ định trong các trường hợp viêm mũi dị ứng nhẹ. Đối với những người có dấu hiệu nhiễm khuẩn khi đang bị viêm mũi dị ứng sẽ được chỉ định kháng sinh điều trị để giảm nhanh triệu chứng. 

Liều lượng và cách sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cần được bác sĩ chỉ định cụ thể, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều lượng, cách sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cách chữa trị viêm mũi dị ứng ngay tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, các biện pháp dân gian cũng được nhiều người lựa chọn để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng.

  • Xông mũi bằng lá bạc hà, tía tô, kinh giới: do các loại thảo dược này có tính kháng khuẩn và chứa tinh dầu vì vậy thường được sử dụng trong các trường hợp nghẹt mũi, viêm mũi. Người bệnh có thể đun sôi các loại lá này với nước và dùng để xông mũi. Ngoài ra, có thể sử dụng tinh dầu nhỏ trực tiếp vào nước nóng để xông mũi.
  • Sử dụng tỏi: Do có chứa hoạt chất Allicin và chất chống oxy hóa, tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nước ép tỏi pha nước uống hoặc thoa vào hai bên cánh mũi.
  • Uống trà gừng, mật ong: Gừng và mật ong được biết đến với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Việc áp dụng các biện pháp dân gian không thể thay thế cho các loại thuốc điều trị, vì vậy người bệnh không nên đặt kỳ vọng quá cao vào chúng.

Vệ sinh bằng nước muối

Ngoài các cách điều trị viêm mũi dị ứng kể trên, vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sẽ giúp đường thở sạch sẽ, thông thoáng hơn. Nước muối có tác dụng làm loãng dịch nhầy, làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, virus,... bám trên niêm mạc mũi, từ đó giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi.

Có thể sử dụng dung dịch muối biển ưu trương hoặc sinh lý để vệ sinh mũi:

  • Nước muối sinh lý có nồng độ muối tương đương với nồng độ muối trong cơ thể, giúp làm sạch mũi một cách nhẹ nhàng, không gây kích ứng.
  • Nước muối ưu trương có nồng độ muối cao hơn nồng độ muối trong cơ thể, giúp làm loãng dịch nhầy, từ đó giúp loại bỏ dịch nhầy ra khỏi mũi dễ dàng hơn.

Phương pháp này không chỉ dùng để giảm triệu chứng mà còn để duy trì sức khỏe của đường hô hấp.

Vệ sinh mũi bằng nước muối

SalineSea là sản phẩm tiên tiến của công ty Meracine về nước biển ưu trương được sử dụng rộng rãi trong điều trị và quản lý viêm mũi dị ứng. Dung dịch nước muối ưu trương SalineSea cung cấp một giải pháp hiệu quả để vệ sinh mũi hàng ngày, giúp loại bỏ các dị nguyên và cải thiện thoải mái hô hấp. Sản phẩm này không chỉ làm sạch mà còn có tác dụng giảm viêm và sưng mũi, giúp bạn thở dễ dàng hơn.

Điều trị viêm mũi dị ứng trong bao lâu thì khỏi?

Mức độ triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể biến đổi từ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp triệu chứng nhẹ, bạn có thể cảm thấy khá thoải mái sau một vài ngày hoặc một vài tuần khi tránh tiếp xúc với dị nguyên. Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng nặng có thể kéo dài và đòi hỏi thời gian điều trị dài hạn.

Lưu ý trong quá trình trị viêm mũi dị ứng

Trong thời gian điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:

  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt là những nơi ô nhiễm không khí để hạn chế sự kích thích lên niêm mạc mũi.
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, dị nguyên, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn xâm nhập.
  • Ăn uống điều độ, khoa học để tăng cường sức đề kháng, chống lại tình trạng viêm mũi.

Trên đây là bài viết về cách điều trị viêm mũi dị ứng, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn trong việc áp dụng các biện pháp điều trị. Trong trường hợp bệnh kéo dài không khỏi hoặc tiến triển nặng lên thì hãy gặp ngay bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bộ sản phẩm Thuốc xịt mũi Nozeytin & Nozeytin-F chuyên trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng.

🔥Giảm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi nhanh chóng, duy trì suốt 24h.

🔥Chỉ cần xịt 1-2 lần/ngày.

🔥Chứa Azelastine hydroclorid 15mg - chất kháng histamine thế hệ 2 giúp ngăn phản ứng dị ứng.

🔥Tác dụng nhanh & không gây buồn ngủ so với dòng kháng histamine đường uống.

🔥Thuốc xịt mũi Nozeytin-F có thêm Fluticason propionat - là chất kháng viêm thế hệ mới 

Tư vấn

Người gửi:
Dương Thị Hà
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cảm cúm/cảm lạnh và viêm mũi dị ứng có phải triệu chứng tương tự nhau? Làm thế nào để phân biệt? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Lê Vân Oanh
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng nước muối ưu trương để vệ sinh mũi có sợ bị bị khô mũi không? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Hoàng Nhật Đức
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Nước muối ưu trương khác gì nước muối sinh lý? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Hiền
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cách rửa mũi xoang đúng cách? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Thảo Nguyên
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng bình rửa mũi xoang để vệ sinh mũi hằng ngày được không? [Đọc tiếp]

Bình luận