Thời tiết lạnh hiện nay là điều kiện thuận lợi thúc đẩy bệnh cúm A bùng phát. Do đó cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời để phòng ngừa biến chứng.
Bệnh cúm A là gì? Bị bệnh cúm A có lây không?
Bệnh cúm A là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm A gây ra. Cúm A có thể lây qua giọt bắn trong không khí, nước bọt, dịch nhầy mũi nếu bạn tiếp xúc gần người bệnh khi họ ho và hắt hơi.
Để tránh nguy cơ lây nhiễm, nên cách ly người bệnh, đeo khẩu trang khi tiếp xúc. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, hãy làm xét nghiệm để điều trị và hạn chế nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Triệu chứng bệnh cúm A thường gặp, khi nào cần nhập viện?
Cúm A là bệnh truyền nhiễm có các biểu hiện tương tự như các bệnh cúm mùa khác, thông thường sẽ khỏi sau khoảng 7 ngày.
Các triệu chứng cúm A thường gặp bao gồm:
- Sốt cao, cơ thể ớn lạnh
- Ho khan, đau họng, nhức đầu
- Đau nhức mình mẩy, mỏi cơ
- Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi
- Mệt mỏi và suy nhược
- Có thể gặp tình trạng tiêu chảy và nôn mửa
Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh lý nền có thể gặp các triệu chứng nặng của cúm A như:
- Sốt cao liên tục từ 39 độ C trở lên, không đáp ứng với thuốc hạ sốt hoặc có tình trạng co giật
- Khó thở, thở nhanh, thở rút lõm lồng ngực
- Trẻ li bì, bỏ bú, ăn kém, nôn trớ nhiều
- Da xanh xao, môi tái nhợt, người ớn lạnh
Hãy đến thăm khám tại các bệnh viện ngay khi có các biểu hiện trên để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Điều trị cúm A như thế nào?
Bệnh cúm A chủ yếu là điều trị triệu chứng để rút ngắn thời gian bị bệnh. Các biện pháp điều trị triệu chứng cúm A bao gồm:
- Nghỉ ngơi nhiều, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối.
- Uống nhiều nước, bù điện giải, tăng cường đề kháng.
- Uống thuốc hạ sốt khi cần.
- Sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi để giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Dùng thuốc ho, long đờm.
Một số câu hỏi liên quan đến bệnh cúm A
Dưới đây là một số vấn đề thắc mắc liên quan đến bệnh cúm A
Bệnh cúm A biến chứng nguy hiểm như thế nào?
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh cúm A có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm tai giữa,...
Các đối tượng dễ gặp biến chứng của bệnh cúm A bao gồm:
- Trẻ em dưới 5 tuổi.
- Người cao tuổi do có hệ miễn dịch suy giảm.
- Người có bệnh nền như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim, suy thận, tiểu đường,...
- Phụ nữ mang thai.
Bị cúm A nên làm gì?
Khi nghi ngờ mắc bệnh cúm A, nên thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ cao liên tục, kéo dài và không đáp ứng với thuốc hạ sốt thì nên đưa người bệnh đến khám tại cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Người bệnh cúm A nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, nhẹ nhàng để hồi phục sức khỏe. Đồng thời hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh để tránh làm lây lan bệnh.
Phòng ngừa bệnh cúm A
Dưới đây là các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh cúm A hiệu quả:
- Tiêm phòng cúm hàng năm: Tiêm phòng cúm là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh cúm A.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch giúp loại bỏ virus cúm A.
- Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi giúp ngăn chặn virus cúm A phát tán trong không khí.
- Tránh tiếp xúc với người bị cúm.
Bệnh cúm A không quá nguy hiểm, tuy nhiên gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ lây lan thành dịch. do đó cần có các biện pháp phòng ngừa để tránh mắc phải bệnh cúm A.
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời