Dịch cúm A đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc với các ổ dịch tại trường học. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản giúp phòng tránh & điều trị triệu chứng bệnh từ chuyên gia mũi xoang.
Hàng loạt học sinh nghỉ học do dịch cúm A bùng phát
Tại nhiều trường học ở Hà Nội, trong hơn 1 tháng qua có rất nhiều học sinh, kể cả học sinh trung học phải nghỉ do mắc cúm. Thậm chí, có lớp học vắng đến hơn chục học sinh.
Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu tháng 12/2023, trung bình ghi nhận khoảng 100 trẻ mắc cúm mỗi ngày. Các triệu chứng phổ biến của cúm A bao gồm: Sốt cao, mệt mỏi, ớn lạnh, nôn trớ,... Trong đó có nhiều trẻ phải nhập viện khi đã xuất hiện các biểu hiện nặng của suy hô hấp, viêm phổi,....
Các bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cũng cho biết tình trạng nhập viện do cúm A có gia tăng, nhiều trường hợp bị tổn thương phổi nặng với biểu hiện “phổi trắng” trên phim chụp X-quang, phổi tổn thương 50-60% và lan tỏa 2 bên.
Đối phó cúm A với bộ sản phẩm được chuyên gia mũi xoang khuyên dùng
Bệnh cúm A có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus như Oseltamivir, peramivir, zanamivir. Các thuốc này can thiệp vào quá trình giải phóng virus cúm ra khỏi các tế bào bị nhiễm và do đó ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được chỉ định nhóm thuốc này để điều trị. Do đó phòng ngừa và điều trị triệu chứng là biện pháp được khuyên dùng.
Để chủ động đối phó với cúm A, bảo vệ cả gia đình, chuyên gia mũi xoang đưa ra một số giải pháp như:
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày với nước muối đẳng trương như SalineSea. Dung dịch xịt mũi chứa NaCl 0.9% cùng tinh dầu giúp tăng khả năng kháng khuẩn, làm sạch mũi, bảo vệ hô hấp. Ngoài ra, khi có biểu hiện nghẹt mũi, sổ mũi thì dung dịch xịt mũi ưu trương dưỡng ẩm SalineSea và bình rửa mũi là lựa chọn phù hợp. Biện pháp này giúp giảm phù nề niêm mạc, loại bỏ chất nhầy, rửa trôi vi khuẩn, virus,... giúp cải thiện triệu chứng.
- Trong trường hợp nghẹt mũi, chảy nước mũi người bệnh có thể sử dụng thuốc Jazxylo để giảm nghẹt tức thời. Với thành phần chính là chất co mạch thế hệ mới Xylometazolin, Jazxylo giúp giảm nghẹt sau 5 phút, hiệu quả kéo dài 10 giờ. Đặc biệt, Jazxylo dạng nhỏ mũi là thuốc co mạch được Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi..
- Khi có biểu hiện ho, đau rát họng người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm từ thảo dược giúp cải thiện triệu chứng khi ho với tần suất lớn, họng đau rát. Một số sản phẩm từ thảo dược như: siro ho An Khái Hoa, Siro ho Ivylix Booster, viên ngậm Smartlife,... giúp làm dịu cổ họng, long đờm, giảm các cơn ho.
- Sốt là triệu chứng xuất hiện sớm, người bệnh nên uống thuốc hạ sốt (khi cần), kết hợp với bù nước và điện giải cho cơ thể để lấy lại năng lượng như Vis-la, Vis-la Sport. Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc hạ sốt thì cần đến ngay cơ thể khám bệnh để phòng ngừa biến chứng hô hấp.
Ngoài ra, cần chú ý nâng cao thể trạng như ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin khoáng chất, vitamin tổng hợp theo lứa tuổi… Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh. Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.
Mắc cúm phần lớn bệnh tự khỏi, không nhất thiết phải đi viện, có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, biến chứng thường thấy nhất của cúm A là suy hô hấp, viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng não, bội nhiễm… gây nên những hệ luỵ về sau và khó điều trị, thậm chí gây tử vong, nên khi có dấu hiệu chuyển nặng phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay, đặc biệt lưu ý với người già, người có bệnh nền.
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời