Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan rất nhanh, với tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Ở Việt Nam, dịch sởi đang có xu hướng gia tăng mạnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, giải pháp phòng ngừa và điều trị.

Tại sao dịch sởi tăng nhanh?

Hiện nay, bệnh sởi – một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm – đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở nhiều khu vực, không chỉ ở trẻ em mà còn ở người lớn. Nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng phát dịch sởi bao gồm:

  • Tỷ lệ tiêm vắc-xin chưa đầy đủ: Nhiều trẻ chưa được tiêm phòng sởi hoặc chưa tiêm đủ mũi theo khuyến cáo.
  • Sự suy giảm miễn dịch ở người lớn: Người lớn chưa từng tiêm phòng hoặc đã mất miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Lây lan qua đường hô hấp: Sởi dễ dàng lây nhiễm qua không khí, đặc biệt ở những nơi đông người như trường học, bệnh viện, khu công cộng.
  • Biến đổi khí hậu và điều kiện sống: Môi trường ô nhiễm, sức đề kháng giảm do thời tiết thay đổi cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Dịch sởi đang bùng phát mạnh ở nước ta
Dịch sởi đang bùng phát mạnh ở nước ta

Nguyên nhân, triệu chứng mắc sởi

Sởi do virus Morbillivirus gây ra và lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, họng.

Sởi có thời gian ủ bệnh khoảng 7 – 14 ngày, sau đó diễn biến theo các giai đoạn:

  • Giai đoạn khởi phát: Sốt cao, ho khan, chảy mũi, mắt đỏ, kèm theo mệt mỏi.
  • Giai đoạn toàn phát:
    • Xuất hiện ban đỏ, lan từ mặt xuống toàn thân.
    • Sốt cao kéo dài, có thể kèm theo tiêu chảy.
    • Dấu hiệu đặc trưng: đốm Koplik (chấm trắng trong niêm mạc miệng).
  • Giai đoạn hồi phục: Ban sởi mờ dần, sức khỏe cải thiện nhưng cơ thể vẫn còn yếu.

Nếu người bệnh mắc sởi có dấu hiệu diễn biến nặng, cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Những trường hợp cần đặc biệt lưu ý bao gồm:

  • Sốt cao kéo dài trên 5 ngày không giảm.
  • Xuất hiện khó thở, tím tái, co giật.
  • Trẻ mệt lả, bỏ bú, li bì hoặc kích thích vật vã.
  • Có dấu hiệu viêm phổi, viêm não, tiêu chảy mất nước nặng.
Virus sởi lây lan nhanh qua đường hô hấp
Virus sởi lây lan nhanh qua đường hô hấp

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Mặc dù hầu hết các trường hợp sởi có thể tự khỏi, nhưng bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu. Một số biến chứng thường gặp gồm:

  • Viêm phổi: Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do sởi, đặc biệt ở trẻ suy dinh dưỡng.
  • Viêm não: Xảy ra ở khoảng 1/1000 ca mắc sởi, có thể để lại di chứng thần kinh nặng nề.
  • Tiêu chảy và mất nước nặng: Gây nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
  • Viêm tai giữa: Dẫn đến suy giảm thính lực nếu không điều trị kịp thời.
  • Suy dinh dưỡng: Sởi làm giảm hấp thu dinh dưỡng, gây sụt cân nhanh chóng ở trẻ em.

Hướng dẫn chăm sóc, điều trị sởi tại nhà

Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi, do đó điều trị chủ yếu tập trung vào chăm sóc triệu chứng và phòng biến chứng.

Cách chăm sóc người mắc sởi:

  • Kiểm soát sốt: Sử dụng Paracetamol khi sốt cao trên 38,5°C.
  • Giữ vệ sinh mũi họng: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý SalineSea để thông thoáng đường hô hấp.
  • Bù nước và điện giải: Dùng oresol, vis-la, Hyelyte, oralkool, nước ép trái cây, sữa để tránh mất nước.
  • Vệ sinh mắt: Nhỏ NaCl 0,9% để giảm kích ứng mắt do viêm kết mạc.
  • Giảm ho, đau họng: Dùng siro thảo dược An khái hoa, Ivylix Booster, tránh ăn đồ cay nóng.
  • Tăng cường dinh dưỡng: Bổ sung vitamin A, ăn thực phẩm dễ tiêu hóa.
Hướng dẫn chăm sóc và điều trị sởi tại nhà
Hướng dẫn chăm sóc và điều trị sởi tại nhà

Giải pháp phòng ngừa sởi tấn công

Để giảm nguy cơ lây nhiễm sởi, cần chủ động phòng ngừa theo hướng dẫn của Bộ Y tế:

  • Tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng lịch: Trẻ em cần được tiêm hai mũi vắc-xin để đảm bảo khả năng miễn dịch tối ưu. Mũi thứ nhất nên được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Đối với người lớn chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm đủ liều, việc tiêm nhắc lại là rất cần thiết để giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Đặc biệt, phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tiêm phòng ít nhất 3 tháng trước khi mang thai để bảo vệ cả mẹ và thai nhi khỏi nguy cơ mắc sởi.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus sởi. Cần giữ gìn vệ sinh nhà cửa, lau dọn các bề mặt tiếp xúc thường xuyên, vệ sinh đồ chơi trẻ em và giặt chăn gối đều đặn để loại bỏ virus sởi có thể tồn tại trong môi trường.
  • Việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn và virus khỏi bề mặt da.
  • Khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, nên đeo khẩu trang để giảm nguy cơ hít phải virus. Ngoài ra,
  • Tăng cường sức đề kháng là một biện pháp hữu hiệu giúp cơ thể có khả năng chống lại virus sởi. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin A, C, D giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Trẻ nhỏ cần được bú mẹ đầy đủ, đặc biệt trong hai năm đầu đời, vì sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp tăng khả năng đề kháng tự nhiên.
Chủ động phòng ngừa bệnh sởi
Chủ động phòng ngừa bệnh sởi

Chủ động phòng tránh sởi không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn góp phần kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng. Hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình!

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *