Đợt rét đậm từ đầu mùa – Cẩn thận kẻo trẻ nhiễm lạnh, viêm phổi!
Thời tiết những ngày gần đây tại nhiều tỉnh thành đang chuyển lạnh rõ rệt, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc khiến cho nhiều học sinh phải nghỉ học. Đây là thời điểm lý tưởng để các loại vi khuẩn, virus gây bệnh hô hấp phát triển, đặc biệt là ở trẻ em. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản giúp bảo vệ hệ hô hấp của trẻ từ chuyên gia mũi xoang.
Học sinh phải nghỉ học do thời tiết lạnh giá
Từ ngày 23/1, miền Bắc bước vào đợt rét lạnh nhất kể từ đầu mùa đông năm nay. Không khí lạnh đã xâm nhập sâu vào khu vực và đang ảnh hưởng toàn diện. Nhiệt độ thấp nhất trong ngày ở đồng bằng chỉ từ 7-10 độ C, vùng núi từ 2-5 độ C và khu vực núi cao có nơi dưới 0 độ C.
Ở Hà Nội, trời đã giảm mưa và tạnh ráo hơn tuy nhiên, cảm giác lạnh sẽ gia tăng do nhiệt độ tiếp tục giảm, trong khoảng 8-14 độ C.
Do tình hình thời tiết rét đậm, rét hại trong vài ngày tới, học sinh tiểu học và mầm non đã được xem xét cho nghỉ học để đảm bảo sức khỏe.
Mẹ cần làm gì trong những ngày thời tiết giá rét này
Dưới đây là những nguyên tắc vàng giúp mẹ giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh:
Nguyên tắc “4 ấm 1 lạnh”
Theo các chuyên gia, để giữ ấm cho trẻ trong mùa đông xuân, mẹ cần chú ý đến 4 vị trí quan trọng trên cơ thể trẻ, đó là:
- Bàn tay ấm: Bàn tay là bộ phận có nhiều huyệt, thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, vì vậy cần được giữ ấm cẩn thận. Mẹ nên thường xuyên kiểm tra bàn tay trẻ, nếu thấy lạnh, nên cho trẻ đeo găng tay ấm.
- Bàn chân ấm: Bàn chân cũng là bộ phận nhạy cảm trên cơ thể trẻ, do dưới bàn chân có rất nhiều mạch và huyệt quan trọng. Mẹ nên cho trẻ đi tất ấm, đi giày hoặc bốt kín để giữ ấm cho bàn chân.
- Lưng ấm: Giữ ấm vừa phải vì nếu đổ mồ hôi ở lưng và không được lau kịp thời, mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh. Mẹ nên cho trẻ mặc áo khoác dày, kín cổ để giữ ấm cho lưng.
- Bụng ấm: Giúp bảo vệ dạ dày của trẻ, cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nếu bụng lạnh sẽ khiến cho dạ dày bị lạnh, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Mẹ nên cho trẻ mặc áo ấm đủ dày, tránh để trẻ bị lạnh bụng.
“1 lạnh” ở đây là đầu. Chỉ nên đội mũ cho trẻ khi đi ngoài trời vì đội mũ trong nhà có thể khiến trẻ cảm thấy bí bách, đổ mồ hôi gây nhiễm lạnh.
Khi ra ngoài trời, mẹ nên đội mũ, quàng khăn cho trẻ để giữ ấm cho đầu, cổ. Khi ngủ, mẹ nên đắp chăn ấm cho trẻ, tránh để trẻ bị lạnh.
Mặc quần áo theo lớp
Khi thời tiết lạnh, việc mặc nhiều lớp áo mỏng sẽ giúp giữ nhiệt tốt hơn nhiều so với chỉ mặc một lớp áo dày. Các lớp trang phục sẽ giúp giữ không khí ấm ở giữa, tạo thành một lớp cách nhiệt. Và việc mặc nhiều lớp giúp dễ dàng cởi bỏ khi trẻ cảm thấy nóng.
Tuy nhiên, mẹ không nên mặc quá 4 lớp vì có thể khiến cho trẻ khó của động, cảm thấy bí bách. Mẹ nên mặc áo lớp trong cùng là vải cotton, sau đó đến áo len, áo khoác ngoài.
Chọn quần áo phù hợp
Khi chọn quần áo cho trẻ mùa đông xuân, mẹ nên chọn quần áo làm từ chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt. Mẹ cũng nên chọn quần áo có kích thước vừa vặn với cơ thể trẻ, tránh quá chật hoặc quá rộng.
Giữ ấm cho phòng ở
Ngoài việc giữ ấm cho trẻ, mẹ cũng cần chú ý giữ ấm cho phòng ở. Mẹ nên đóng cửa sổ, tắt điều hòa, quạt để giữ cho nhiệt độ phòng ở mức ấm áp.
Thời tiết trở lạnh rất dễ khiến cho trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp gây nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng,… Do đó mẹ hãy vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày bằng nước muối ấm để bảo vệ hô hấp của trẻ.
Jazxylo là thuốc nhỏ mũi chứa hoạt chất co mạch thế hệ mới Xylometazolin TIÊN PHONG tại nước ta, được Bộ Y tế cấp phép dùng cho trẻ từ 3 THÁNG TUỔI. Thuốc giảm nghẹt mũi chỉ sau 5 phút, hiệu quả kéo dài 10 giờ. Vì vậy không phải dùng liều lặp lại nhiều lần trong ngày, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Trong trường hợp trẻ bị ho, đau họng, mẹ có thể cho bé dùng siro ho thảo dược như Viên ngậm Smartlife, Siro ho An Khái Hoa, Siro ho Ivylix Booster,…
Thời tiết trở lạnh kéo dài nhiều ngày, vì vậy mẹ hãy nắm vững các nguyên tắc giữ ấm này để bảo đảm sức khỏe của bé, ngăn ngừa các bệnh lý hô hấp.