Viêm đường hô hấp trên, làm gì để phòng ngứa?

Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm người lớn có thể bị viêm đường hô hấp 2-4 đợt, trẻ em có thể đến 10 đợt. Viêm đường hô hấp trên là bệnh phổ biến, tái phát theo mùa nên người bệnh thường chủ quan, không điều trị dứt điểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân của viêm đường hô hấp trên

Hệ hô hấp bắt đầu từ cửa mũi tới các phế nang trong phổi. Trong đó, đường hô hấp trên gồm hầu, mũi, xoang và thanh quản. Chức năng của đường hô hấp trên là lấy không khí từ ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc trước khi đưa vào phổi.

Vì là cửa ngõ đầu tiên của hệ hô hấp tiếp xúc với môi trường, nên khi mũi hít thở không khí kém trong lành hoặc tiếp xúc bệnh truyền nhiễm qua giọt bắn, viêm đường hô hấp trên dễ dàng xảy ra.

Viêm đường hô hấp trên, làm gì để phòng ngứa?

Tác nhân gây viêm đường hô hấp có thể do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm, trong đó, 60 – 70% do nhiễm virus, 20% còn lại là vi khuẩn (phế cầu, liên cầu…). Ngoài ra, dị ứng với thời tiết là một trong những nguyên nhân điển hình gây viêm đường hô hấp trên.

Triệu chứng & điều trị viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên có 3 dạng hình thái chính: viêm mũi – viêm xoang – viêm họng với một số triệu chứng phổ biến như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, rát họng, nuốt vướng, ù tai, đau tai… Sau khi bị nhiễm trùng virus, trong vòng 5-7 ngày đầu có thể sốt cao từng cơn, cảm giác mệt lả người, đau bụng nôn ói tiêu chảy, hơi thở hôi… Nếu không được điều trị dễ dẫn đến biến chứng hoặc bội nhiễm: viêm mũi xoang (nhức đầu, chảy dịch mũi hôi, mất mùi…); viêm phế quản, viêm phổi (ho dai dẳng..).

Viêm đường hô hấp do virus hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chúng ta chỉ nên sử dụng những biện pháp hỗ trợ khác như: tiêm ngừa vaccine cúm hàng năm, phế cầu mỗi 3 năm, nâng cao dinh dưỡng, rèn luyện tập thể dục… Đặc biệt, không nên tự ý sử dụng kháng sinh, tránh gây tác dụng phụ, kháng kháng sinh…

Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên

Một số lưu ý giúp phòng tránh bệnh:

  • Tuân thủ việc thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng mũi khi hắt hơi, ho.
  • Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết mưa lạnh, đặc biệt lúc ra đường.
  • Không nên nằm điều hoà quá lạnh, hạn chế làm việc trong môi trường nhiệt độ quá cao.
  • Viêm đường hô hấp có ho, sốt dễ bị mất nước, có thể bù nước bổ sung.
  • Xịt mũi, rửa mũi, vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý giúp giữ đường thở luôn thông thoáng, giúp hồi phục nhanh hơn.

Dung dịch xịt mũi SalineSea với 3 dòng sản phẩm tiện dụng, giúp bạn chăm sóc và vệ sinh mũi nhanh chóng, an toàn:

– Xịt mũi SalineSea đẳng trương (NaCl 0.9%) người lớn & trẻ em: Giúp vệ sinh mũi hàng ngày, thông thoáng đường thở, hỗ trợ điều trị viêm mũi họng.

– Xịt mũi SalineSea ưu trương (NaCl 1.9%): Giúp giữ ẩm đường hô hấp, giảm nghẹt mũi, giảm triệu chứng đường hô hấp kích ứng.

Bộ 3 dung dịch xịt mũi chuyên biệt cho từng đối tượng
Bộ 3 dung dịch xịt mũi chuyên biệt cho từng đối tượng

Bộ bình rửa mũi SalineSea với thiết kế đặc biệt giúp nước muối vào sâu khoang mũi hơn bình xịt, đồng thời tạo áp lực nước vừa phải, đủ để rửa sạch nhưng không quá mạnh gây đau mũi. Gói muối tinh tự pha SalineSea với định lượng sẵn, pha ra dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%.

Bình rửa mũi SalineSea phù hợp khi viêm đường hô hấp
Bình rửa mũi SalineSea phù hợp khi viêm đường hô hấp

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *