Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh thường gặp của đường hô hấp…
Bệnh viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Hiện nay, ngày càng có nhiều người phải khổ sở với bệnh viêm mũi dị ứng và đây là căn bệnh mãn tính rất khó điều trị dứt điểm. Vậy viêm mũi dị ứng có những triệu chứng nào, có nguy hiểm không và có cách nào để phòng ngừa viêm mũi dị ứng?
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng
Người bị viêm mũi dị ứng có thể phải sống chung với bệnh một thời gian dài mà không phát hiện ra bệnh. Biểu hiện của bệnh đôi lúc giống với cảm cúm hoặc viêm xoang nên nhiều người thường nhầm lẫn, dẫn đến điều trị sai bệnh, không trị dứt điểm và khiến viêm mũi dị ứng trở thành mãn tính.
Viêm mũi dị ứng thường có những biểu hiện dễ nhận biết sau đây:
– Hắt hơi nhiều: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng. Những cơn hắt hơi đột ngột, nhiều lần, hắt hơi từng tràng, nhất là khi tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như phấn hoa, khói bụi, nấm mốc, lông chó mèo, hóa chất.
– Ngứa mũi, mắt, tai: Viêm mũi dị ứng làm bạn thấy mũi ngứa ngáy và cơn ngứa mũi xuất hiện sớm, nhất là ở trẻ em. Ngứa mũi khiến chóp mũi viêm đỏ, trầy do bị chà xát thường xuyên. Đôi khi, người bệnh còn thấy ngứa cả mắt, tai, họng hay vùng da ngoài cổ.
– Chảy nước mũi: Khi bị viêm mũi dị ứng, bạn hay bị chảy nước mũi kèm theo những cơn hắt hơi hoặc sau khi hắt hơi. Triệu chứng này xuất hiện cả ở hai bên mũi, nước màu trong suốt và không có mùi, đôi khi có màu vàng đục nếu bị nhiễm trùng.
– Ngạt mũi: Do chảy nước mũi nhiều và niêm mạc phù nề nên làm mũi bị ngạt, có khi bị ngạt một bên hoặc ngạt cả hai bên. Mũi nghẹt làm bạn phải thở bằng miệng nên dễ bị khô họng, viêm họng, viêm thanh quản.
– Niêm mạc mũi, mí mắt phù nề: Khi soi mũi sẽ thấy niêm mạc mũi bị phù nề, mọng, màu sắc tái nhợt so với bình thường. Mí mắt cũng có thể bị sưng, quầng thâm.
Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?
Bệnh viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nếu không điều trị dứt điểm sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, phiền toái trong công việc, cuộc sống. Thêm vào đó, nếu viêm mũi dị ứng không được điều trị tận gốc có thể dẫn đến một số bệnh khác.
Khi bị viêm mũi dị ứng, bạn không chỉ bị ngứa mũi mà còn ngứa mắt và tai. Ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt dễ khiến bạn nhầm với bệnh viêm kết mạc nên chủ quan không đi khám sớm. Bệnh để lâu ngày sẽ phần nào ảnh hưởng đến thị giác.
Đặc biệt, người bị viêm mũi dị ứng có nguy cơ mắc hen suyễn cao gấp 3 lần so với người bình thường. Bệnh viêm mũi dị ứng là yếu tố gây các cơn hen suyễn, nhiều người vừa bị hen suyễn vừa bị viêm mũi dị ứng cùng lúc và cứ điều trị khỏi một bệnh thì bệnh kia lại tiếp tục. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị đúng cách thì có thể dẫn đến viêm xoang, polyp mũi, polyp xoang.
Phòng bệnh viêm mũi dị ứng thế nào?
– Tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích: Để hạn chế bị viêm mũi dị ứng, bạn không nên nuôi chó, mèo và các con vật có lông trong nhà; nếu trẻ bị dị ứng hạn chế cho trẻ chơi thú bông. Bên cạnh đó, nên hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, khói xe, bụi bặm, nước hoa, các chất nặng mùi. Nếu bị dị ứng nghề nghiệp, bạn nên đeo khẩu trang, mặt nạ khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm.
– Bảo vệ mũi: Khi dọn dẹp nhà cửa nên đeo khẩu trang để tránh bụi, vi khuẩn, nấm mốc. Vệ sinh nhà cửa luôn sạch sẽ; thường xuyên giặt chăn, ga, gối đệm, vải bọc ghế để hạn chế bụi, nấm mốc, vi khuẩn. Khi đi ra ngoài đường nên đeo khẩu trang hoạt tính để bảo vệ mũi khỏi khói bụi.
– Vệ sinh họng, răng, miệng: Hằng ngày, bạn cần vệ sinh răng miệng, tai, mũi, họng sạch sẽ; đánh răng; súc miệng bằng nước muối sinh lý. Khi bị sâu răng, viêm họng, viêm amidan, viêm lợi… phải đi khám và điều trị ngay để tránh bệnh thành mãn tính, gây viêm xoang.
– Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh: Vào mùa lạnh, phải giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh. Nếu bạn làm việc quá khuya hay dậy quá sớm nhớ giữ ấm cơ thể thật tốt vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm xoang.
– Không tự ý mua thuốc điều trị: Khi bị viêm mũi dị ứng, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình, tự mua thuốc nhỏ mũi, xịt mũi về dùng sẽ gây nhờn thuốc, tác dụng phụ và khó điều trị sau này.
NOZEYTIN ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG.
Chỉ định:
– Điều trị triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi
– Điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch, nghẹt mũi
– Điều trị các triệu chứng của viêm xoang mũi
Chống chỉ định:
– Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
– Trẻ em dưới 05 tuổi
Thận trọng:
– Thận trọng khi sử dụng cho người bị cường giáp, bệnh tim, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường, người đang dùng các chất ức chế monoamin oxydase
– Không nên dùng thuốc nhiều lần và dùng liên tục để tránh sung huyết trở lại. Khi dùng thuốc liên tục 3 ngày không đỡ cần ngừng thuốc và đi khám bác sĩ
Liều lượng và cách dùng:
– Để điều trị viêm mũi dị ứng:
+ Trẻ em từ 5- 12 tuổi: Xịt mỗi bên mũi 1 lần x 2 lần/ ngày
+ Người lớn: Xịt mỗi bên mũi 1- 2 lần x 2 lần/ ngày
– Để điều trị viêm mũi không dị ứng: Dùng ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, xịt mỗi bên mũi 2 lần x 2 lần/ ngày