Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết

Viêm mũi dị ứng thời tiết là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển mùa. Việc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả cho viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ giúp kiểm soát bệnh lý này tốt hơn, ngăn chặn các biến chứng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về “viêm mũi dị ứng thời tiết” trong bài viết dưới đây.

Viêm mũi dị ứng thời tiết là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng thời tiết là tình trạng niêm mạc mũi bị tổn thương do tác động của các dị nguyên (chất gây dị ứng) từ môi trường khi thời tiết thay đổi. Đây là một dạng viêm mũi dị ứng phổ biến, thường xuất hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi và người lớn, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa đột ngột hoặc biến đổi bất thường khiến cơ thể chưa kịp thích nghi.

Viêm mũi dị ứng thời tiết còn được gọi là viêm mũi dị ứng theo chu kỳ, xảy ra chủ yếu vào đầu mùa hè (mùa nóng) hoặc đầu mùa đông (mùa lạnh), khi thời tiết thay đổi thất thường. Bệnh này tái phát theo chu kỳ biến đổi của thời tiết, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh mỗi khi chuyển mùa.

Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết dễ tái phát, nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm. Theo ước tính, khoảng 20% dân số thế giới gặp phải tình trạng này, với nguy cơ cao hơn ở những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh như eczema hoặc hen suyễn.

Viêm mũi dị ứng thời tiết thường gặp khi giao mùa
Viêm mũi dị ứng thời tiết thường gặp khi giao mùa

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết

Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng thời tiết là do biến đổi nhiệt độ, không khí. Điều này giúp các dị nguyên có cơ hội phát triển và xâm nhập vào niêm mạc mũi. Những dị nguyên phổ biển có khả năng cao gây bệnh là:

  • Phấn hoa: dị nguyên thường gặp nhất. Khi trời hanh khô và nhiều gió khiến mật độ phấn hoa trong không khí tăng cao.
  • Dị ứng bụi mạt nhà hay còn gọi là loại mạt thuộc họ nhện, có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng ½ đến ¼ mm nên khó nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng thường sống trong giường chiếu, chăn nệm, đặc biệt là những nơi  vệ sinh không tốt.
  • Da động vật: nghiên cứu chỉ ra rằng trong các tế bào da, chất thải hoặc nước bọt của động vật có xuất hiện một số protein.
  • Lông và nước bọt của chó mèo.
  • Nấm mốc.

Bệnh thường gây ra các triệu chứng đặc trưng, bao gồm:

  • Hắt hơi liên tục: Đặc biệt vào buổi sáng hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên.
  • Chảy nước mũi: Dịch mũi thường trong và lỏng.
  • Ngứa mũi: Đi kèm ngứa họng, mắt, hoặc tai.
  • Nghẹt mũi: Gây khó khăn trong việc thở bằng mũi, đặc biệt vào ban đêm.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng và giảm bớt các khó chịu cho người bệnh. Các phương pháp điều trị thường bao gồm:

  1. Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc phổ biến nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng. Thuốc kháng histamin giúp ức chế việc cơ thể sản sinh histamin – chất gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Nên lựa chọn thuốc kháng histamin dạng xịt mũi đem lại hiệu quả ngay tại niêm mạc, tác dụng nhanh, kéo dài mà không gây tác dụng phụ buồn ngủ như thuốc xịt mũi Nozeytin.
  2. Thuốc co mạch: Đây là nhóm thuốc có tác dụng thông mũi, giảm nghẹt mũi và giúp thông xoang. Nên lựa chọn thuốc co mạch thế hệ mới, giúp giảm nghẹt nhanh, hiệu quả kéo dài. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ nên dùng ngắn hạn (thường không quá 3 ngày) vì có nguy cơ gây lạm dụng thuốc và dẫn đến tình trạng phụ thuộc, làm cho triệu chứng trở nên nặng hơn khi ngừng thuốc.
  3. Thuốc chứa Corticoid: Thuốc xịt mũi chứa Corticoid được xem là một trong những lựa chọn hiệu quả nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết. Thuốc giúp giảm viêm tại chỗ và kiểm soát các triệu chứng dị ứng. Trong trường hợp viêm mũi dị ứng thời tiết kéo dài, triệu chứng nặng nên kết hợp kháng histamin cùng corticoid đường xịt để giảm nhanh tình trạng bệnh.

Nozeytin là thuốc chuyên trị viêm mũi dị ứng với thành phần chính là kháng histamin  dạng xịt tại chỗ Azelastin. Đây là hoạt chất được sử dụng phổ biến ở các nước châu Âu, Mỹ. Dược phẩm Meracine tiên phong sử dụng Azelastin dạng xịt trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Thuốc giảm nhanh cơn hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi do dị ứng sau 15-30 phút. Hiệu quả của thuốc kéo dài lên đến 12-24h, vì vậy người bệnh không phải sử dụng nhiều lần trong ngày.

Thuốc xịt mũi Nozeytin - Chuyên trị bệnh viêm mũi dị ứng
Thuốc xịt mũi Nozeytin – Chuyên trị bệnh viêm mũi dị ứng

Lưu ý khi điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết ngay tại nhà

Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà chủ yếu là các biện pháp hỗ trợ để giảm triệu chứng mà không cần sử dụng thuốc. Dưới đây là một số lưu ý giúp cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng ngay tại nhà:

  1. Dùng nước muối sinh lý: Xịt hoặc rửa mũi bằng nước muối sinh lý SalineSea giúp loại bỏ dịch nhầy và làm sạch niêm mạc mũi, giúp đường hô hấp thông thoáng hơn. Đây là bước cơ bản giúp tăng hiệu quả của các biện pháp điều trị khác.
  2. Sử dụng gừng: Gừng chứa các hoạt chất ức chế sản sinh histamin, chất gây ra phản ứng dị ứng. Người bệnh có thể nhai gừng tươi hoặc thêm gừng vào các món ăn để hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm mũi.
  3. Xông mặt bằng hơi nước: Hơi nước nóng giúp làm loãng dịch nhầy và làm dịu các triệu chứng nghẹt mũi, đau họng, chảy nước mũi. Có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu tràm trà hoặc sả vào nước xông để tăng hiệu quả kháng khuẩn và giảm ngứa mũi.
  4. Bổ sung vitamin C: Vitamin C có khả năng kháng viêm và tăng cường miễn dịch. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như ổi, cam, quýt, cà chua, ớt chuông, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và giảm phản ứng dị ứng.
Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng
Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng

Các biện pháp này giúp cải thiện triệu chứng mà không gây phụ thuộc vào thuốc, hỗ trợ người bệnh sống chung dễ chịu hơn với tình trạng viêm mũi dị ứng thời tiết.

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *