Mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh mẹ đừng bỏ lỡ!

Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh khi hệ hô hấp của bé còn non nớt và nhạy cảm. Tuy không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng nếu không xử lý đúng cách, nghẹt mũi có thể khiến bé khó thở, quấy khóc, bỏ bú và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Cùng khám phá những mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản, an toàn mà mẹ nào cũng nên biết!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh nghẹt mũi

Hiểu được nguyên nhân sẽ giúp mẹ chọn cách xử lý phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi:

  • Cấu trúc mũi bé còn nhỏ, hẹp, dễ bị kích thích: Mũi của trẻ sơ sinh có cấu tạo nhỏ, lỗ mũi hẹp, niêm mạc mũi nhạy cảm. Do đó, chỉ cần tiếp xúc với bụi, thay đổi thời tiết hoặc dịch tiết sinh lý cũng dễ gây nghẹt mũi.
  • Yếu tố khí hậu, môi trường: Không khí khô, bụi bẩn, phấn hoa, lông thú cưng hay nằm máy lạnh quá lâu đều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi và dẫn đến tình trạng nghẹt mũi.
  • Virus, cảm lạnh, viêm mũi sơ sinh (phản ứng sinh lý): Virus gây cảm lạnh hoặc các bệnh viêm đường hô hấp trên có thể khiến bé chảy nước mũi, sổ mũi và nghẹt mũi – đặc biệt vào thời điểm giao mùa.
  • Dị ứng mũi: Dị ứng với khói thuốc, mùi hương nhân tạo, lông vật nuôi hoặc thời tiết lạnh có thể làm bé nghẹt mũi kéo dài.
  • Trào ngược dạ dày: Ít mẹ biết rằng hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh cũng có thể gây nghẹt mũi do dịch trào lên kích thích niêm mạc vùng mũi – họng.

Không phải lúc nào mẹ cũng dễ dàng nhận ra bé đang nghẹt mũi. Hãy chú ý đến các dấu hiệu sau:

  • Thở khò khè, có âm thanh khi thở, thường xuyên thở bằng miệng.
  • Bé khó bú, bú ngắt quãng, hay bỏ bú giữa chừng.
  • Ngủ không ngon giấc, hay tỉnh giữa đêm, gắt ngủ.
  • Có thể hắt hơi, sổ mũi kèm theo tiếng thở nặng nề.

Nếu bé có những biểu hiện trên, mẹ hãy áp dụng các mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dưới đây để giúp con dễ chịu hơn nhé!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Các mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Dùng dung dịch nước muối vệ sinh mũi 

Đây là phương pháp đơn giản, an toàn và thường được khuyến khích đầu tiên.

  • Mẹ nên chọn loại nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc nước muối ưu trương (NaCl > 0,9%) dạng nhỏ giọt hoặc xịt dành cho trẻ sơ sinh.
  • Nhỏ 1–2 giọt vào mỗi bên mũi, chờ vài phút để làm loãng dịch nhầy và bụi bẩn.
  • Sau đó, nếu cần thiết, dùng dụng cụ hút mũi để lấy dịch ra ngoài nhẹ nhàng.

Mẹ có thể tham khảo bộ đôi dung dịch xịt mũi SalineSea trẻ em không cay rát, an toàn cho niêm mạc mũi non nớt của bé. Chai xịt cải tiến với vỏ nhôm kháng khuẩn, van xịt 1 chiều, xịt 360 độ. Không chứa kháng sinh, không corticoid, không chất co mạch.

  • Dung dịch xịt mũi đẳng trương SalineSea trẻ em được pha chế với nồng độ muối NaCl tiêu chuẩn 0.9%, giúp vệ sinh mũi hàng ngày cho bé.
  • Dung dịch xịt mũi ưu trương dưỡng ẩm SalineSea có chứa thành phần chính là muối biển 1,9% kết hợp với Hyaluronate Natri. Muối ưu trương có tác dụng hút nước từ các mô xung quanh, bao gồm cả các mạch máu trong mũi. Khi niêm mạc phù nề, sưng tấy giảm đi sẽ giúp cải thiện lưu thông khí. Hyaluronate Natri là một chất giữ ẩm tự nhiên, giúp làm mềm và giữ ẩm cho niêm mạc mũi, ngăn ngừa tình trạng khô mũi, kích ứng.
Dung dịch nước muối vệ sinh mũi SalineSea
Dung dịch nước muối vệ sinh mũi SalineSea

Massage vùng mũi

Massage là mẹo dân gian nhưng vẫn rất hiệu quả và được nhiều chuyên gia khuyến nghị:

  • Dùng đầu ngón tay xoa nhẹ quanh cánh mũi, sống mũi và giữa hai chân mày.
  • Giúp lưu thông máu, giảm sung huyết niêm mạc và làm bé dễ thở hơn.

Thay đổi tư thế nằm của bé

Khi nghẹt mũi, nằm thẳng có thể khiến bé khó thở hơn:

  • Mẹ có thể kê cao đầu bé nhẹ nhàng bằng khăn mỏng hoặc điều chỉnh nệm hơi dốc về phía đầu.
  • Tuyệt đối không dùng gối dày hoặc gối người lớn để tránh nguy cơ ngạt thở.

Giữ độ ẩm trong không khí

Không khí quá khô sẽ khiến niêm mạc mũi bé dễ bị kích ứng hơn. Mẹ nên:

  • Sử dụng máy tạo ẩm, đặc biệt vào mùa lạnh hoặc khi dùng điều hòa.
  • Đặt chậu nước trong phòng để tăng độ ẩm tự nhiên nếu không có máy tạo ẩm.

Sử dụng thuốc co mạch giảm nghẹt mũi

Khi tình trạng nghẹt mũi kéo dài >3 ngày, mẹ đã thử mẹo vệ sinh mũi nhưng không hiệu quả, bé bú kém, ngủ không sâu, thì có thể cần đến thuốc nhỏ mũi chuyên biệt theo chỉ dẫn bác sĩ.

Đối với trẻ từ 3 tháng tuổi bị nghẹt mũi, mẹ có thể cân nhắc sử dụng Jazxylo – dung dịch nhỏ mũi chuyên biệt với thành phần Xylometazolin 0.05%.

Sản phẩm chỉ chứa duy nhất hoạt chất Xylometazolin, một chất co mạch thế hệ mới, có tác dụng nhanh trong việc giảm sưng nề niêm mạc mũi, giúp khai thông đường thở chỉ sau 2–5 phút sử dụng.

Hiệu quả kéo dài tới 12 giờ, hỗ trợ bé dễ dàng hô hấp, ngủ sâu giấc, bú ngoan và giảm tình trạng quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm do nghẹt mũi.

Ba mẹ cũng nên kết hợp vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối để hiệu quả giảm nghẹt tốt hơn.

Jazxylo thuốc co mạch giảm nghẹt dùng được cho trẻ từ 3 tháng tuổi
Jazxylo thuốc co mạch giảm nghẹt dùng được cho trẻ từ 3 tháng tuổi

Một số lưu ý khi trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc xịt mũi người lớn cho trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi nhỏ mũi hoặc hút mũi cho bé.
  • Dụng cụ hút mũi phải được tiệt trùng kỹ lưỡng, tránh gây nhiễm trùng chéo.
  • Không hút mũi cho bé quá 3 lần/ngày để tránh tổn thương niêm mạc.
  • Theo dõi sát tình trạng của bé: Nếu bé sốt cao, bỏ bú hoàn toàn, tím tái môi, khó thở nhiều, cần đưa đi khám ngay.

Hiện tượng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh tuy phổ biến nhưng không nên chủ quan. Mẹ hãy chủ động quan sát, nhận biết sớm và áp dụng các mẹo trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà. Từ việc nhỏ nước muối, hút mũi đúng cách, đến việc dùng thuốc đặc trị đúng liều – tất cả đều có thể giúp bé dễ thở, ăn ngon, ngủ sâu hơn mỗi ngày.

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *