Bệnh viêm xoang là bệnh rất phổ biến ở Việt Nam. Phân loại viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính.
Nguyên nhân
* Viêm xoang cấp tính: theo thứ tự thường gặp là viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Đôi khi xảy ra viêm nhiều xoang cùng một lúc.
- Nguyên nhân phổ biến nhất là viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng. Viêm xoang do răng, đối với xương hàm, chiếm khoảng 10% do áp xe quanh cuống răng, áp xe quanh dây chằng ổ răng…
- Các bệnh cúm, sởi, ho gà thường có biến chứng viêm xoang.
- Viêm phổi do phế cầu hay kèm viêm xoang, trong trường hợp này khó phân biệt đâu là bệnh nguyên phát, đâu là biến chứng.
- Nhân tố thuận lợi cho viêm xoang phát triển là môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh; vách ngăn mũi bị vẹo, dị ứng, u lành, u độc ở mũi, tình trạng của phổi
– phế quản: viêm xoang, giãn phế quản… Vi sinh vật gây viêm xoang cấp cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp trên.
Triệu chứng
Bệnh lý của viêm xoang cấp tính cũng giống như mọi bệnh lý viêm cấp, nghĩa là có sung huyết, phù nền tại chỗ, thoát dịch và bạch cầu đa nhân. Niêm mạc xong có nhiều khả năng trở lại bình thường nếu các dịch tiết được thoát ra ngoài. Viêm xoang có tính chất tiết dịch hoặc viêm mủ hoặc cả 2 thể.
Trường hợp phù nề nhiều thì niêm mạc có thể quá phát, dày thêm. Phần lớn tiết dịch dựa trên cơ sở dị ứng, khó phân biệt được dị ứng hay nhiễm khuẩn, nhân tố nào đóng vai trò hàng đầu, trường hợp nào phù nề hơn và khó thuyên giảm hơn. Trong nhiều trường hợp, lỗ thông xoang bị bít tắc hoàn toàn, một số trường hợp, lỗ này được thông khi xì mũi mạnh, rất ít trường hợp thông thoáng.
Các thể viêm xoang cấp tính
+ Viêm xoang trán cấp: ít khi đơn thuần, thường phối hợp với viêm xoang sàng trước. Nếu kèm với viêm xoang hàm thì là viêm liên xoang trước. Khởi đầu như sổ mũi thông thường, kéo dài 5-6 ngày rồi xuất hiện những cơn đau đặc biệt của viêm xoang trán. Cơn đau tăng dần từ sáng đến quá trưa thì đạt mức tối đa. Lúc đó, mũi chảy nhiều mủ, xoang với đi và cơn đau dịu xuống. Đến chiều lại tái diễn cơn đau đó. Giữa hai đợt dẫn lưu mủ, nước mũ chảy ít. Đôi khi kèm triệu chứng như chảy nước mắt, mắt đưa đi đưa lại cũng đau. Da vùng xoang tăng cảm giác, chỉ sờ nhẹ cũng thấy đau. Ấn dây thần kinh trên hố mắt ở góc trên, trong ổ mắt, gây đau nhói.
+ Viêm xoang hàm cấp: bắt đầu như sổ mũi thông thường nhưng kéo dài rồi xuất hiện cơn đau ở vùng dưới ổ mắt, một bên, đau xuyên về phía hàm răng. Đau tăng lên khi gắng sức, khi nhai, khi nằm. Cũng như đau trong viêm xoang trán cấp, đau có khi 2 chu kỳ nhưng ko rõ rệt. Có điểm đau rõ dưới ổ mắt, hốc mũi sung huyết. Sau khi làm co niêm mạc, thấy mũi chảy mủ, không có mùi thối, có thể lẫn máu.
+ Viêm xoang sàng cấp trẻ em: Vì xoang sàng đã có từ lúc mới sinh và phát triển nhanh nên trong kỳ 2-4 tuổi có thể bị viêm. Do vị trí ở sát kề ổ mắt nên triệu chứng triệu chứng biểu hiện chủ yếu ở mắt. Trẻ từ 2-4 tuổi khi bị sổ mũi, sáng dậy thấy mí mắt trên và dưới nề đỏ, sưng húp không mở được mắt. Mi mắt mọng đỏ, rất đặc trưng cho viêm xoang cấp ở trẻ, cần tiến hành điều trị ngay.
+ Viêm xương – tủy cương hàm trên giả dạng viêm xoang hàm: Xuất hiện ở trẻ còn bú, lúc này xoang hàm chưa phát triển đầy đủ, thường do nhiễm tụ cầu khuẩn của xương hàm trên đang ở tình trạng xương xốp, đầy mầm răng và có mạng lưới mạch máu phong phú.
Viêm xoang mạn tính
Trở thành mạn tính là do ổ viêm xương ở thành xoang như viêm xương do răng. Mạn tính liên quan đến sự biến đổi không hồi phục của niêm mạc.
Nguyên nhân: Vi sinh vật gây bệnh, các nhân tố viêm xoang tương tự như trường hợp cấp tính. Biến đổi niêm mạc là bệnh lý quan trọng trong viêm xoang mạn tính. Niêm mạc có thể dày lên, quá sản dị sản, biến thành polip hoặc xơ hóa và teo. Dịch tiết trong xoang cũng thay đổi, quánh hơn.
+ Viêm xoang hàm mạn tính: có thể đơn độc, hoàn toàn riêng biệt hoặc có kèm theo viêm xoang sàng, có khi cả xoang trán làm thành viêm đa xoang. Rất nhiều trường hợp không cảm thấy đau, nhức đầu hoặc nhức vùng mặt cũng hay gặp trong viêm xoang mạn tính, vì vậy khi nhức đầu cần đến khám tai – mũi – họng.
Viêm xoang hàm mạn tính do mũi thường kết hợp với viêm xoang sàng trước. Mũi chảy nhầy – mủ 1 bên, nhiều ít tùy trường hợp, có khi mủ chảy xuống họng và nuốt đi được. Soi mũ thấy có nhầy – mủ từ khe đổ vào hốc mũi.
+ Viêm xoang sàng mạn tính: ít đơn độc, thường kết hợp với các xoang khác, do đó không có biểu hiện lâm sàng riêng biệt. Có những thể bệnh chr quá phát phù nề chứ không viêm mủ. Nhưng vẫn gây ra nhức đầu vùng trán liên tục kiểu nặng đầu ở vùng trên ổ mắt hoặc sau ổ mắt. Soi mũi thấy niêm mạc cuốn giữa sung huyết, cuốn giữa bị chèn ép do vẹo vách ngăn cao.
+ Viêm xoang trán mạn tính: ít gặp nhưng nặng, vì có thể gây ra các biên schuwnsg sọ não. . Viêm xoang trán mạn tnsh gây chảy mủ ở 1 bên mũi và đau với mức độ khác nhau. Người bệnh cảm thấy nặng đầu và đau tái diễn ở góc trong mắt, hoặc những cơn đau dữ dội khi có đượt hồi viêm
+ Viêm xoang sau mạn tính: là viêm xoang bướm và viêm xoang sàng sau. Đó là những trường hợp dễ gây nhầm lẫn, biến chuyển âm ỉ với hiện tượng chảy mủ phía sau họng, rồi nuốt đi và ngạt mũi ở các mức độ khác nhau.
+ Viêm xoang mạn tính ở trẻ em: Thường là viêm xoang hàm hoặc viêm xoang hàm – sàng, vì các xoang khác phát triển chậm. Thường gặp ở trẻ em trên 5 tuổi, diễn biến mạn tính ngay từ đầu, không chịu tác dụng của thuốc, khó chữa, cả 2 bên xoang đều bị viêm.
Triệu chứng khá đa dạng: ngạt mũi, mũi chảy nhầy – mủ, kéo dài, tái phát. Chất dịch tiết rơi xuống họng được nuốt đi hoặc hít phải tạo nên viêm phế quản tái diễn, viêm dạ dày, ruột non, ho từng cơn. Các triệu chứng trên dai dẳng suốt mùa đông, giảm nhẹ trong mùa hè, mùa thu thì tái phát.
Hậu quả:
+Biến chứng mắt và sọ não do viêm xoang
+ Biến chứng ở hốc mắt, sưng mọng mí mắt
+Áp xe mi mắt
+ Viêm tấy ổ mắt
+ Viêm xuong – tủy xương sọ
+ Viêm màng não do xoang
+ Áp xe não
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời