Cẩn trọng với viêm mũi dị ứng thời tiết khi giao mùa

Thời điểm giao mùa, nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết thay đổi. Lúc này, niêm mạc mũi nhạy cảm rất dễ phản ứng lại với kích thích từ bên ngoài, gây nên viêm mũi dị ứng thời tiết - một dạng phổ biến của viêm mũi dị ứng.

Bình chọn
Mục lục [ Ẩn ]

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì? 

Viêm mũi dị ứng thời tiết hay còn gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa. Đây là bệnh viêm mũi dị ứng có tính chất kéo dài từ năm này qua năm khác và thời điểm khởi phát các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào mùa xuất hiện của các tác nhân gây dị ứng như: mùa nở hoa của một loại cây nào đó, mùa sâu bướm sinh sôi, mùa ẩm ướt nhiều nấm mốc phát triển, mùa khô lạnh…

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từ thời thơ ấu hoặc ở tuổi trưởng thành và trở nên nghiêm trọng hơn lúc người bệnh còn nhỏ hoặc bước vào độ tuổi từ 30-40. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể thay đổi ở mỗi thời điểm hoặc độ tuổi trong suốt cuộc đời. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như sự thay đổi môi trường sống, sự thay đổi của hệ thống miễn dịch…

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng thời tiết

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết chủ yếu do phấn hoa từ một loài cây thường nở hoa vào mùa nào đó trong năm. Ví dụ:

  • Mùa Xuân: Hoa của cây nhãn, cây xoan, cây bưởi…
  • Mùa Hè: Hoa của cây phượng, cây bằng lăng…
  • Mùa Thu: Hoa của cây hoa sữa, ngọc lan…
  • Mùa Đông: Hoa của cây cúc hoạ mi, cải ngồng…

Nhưng ngoài ra, bị viêm mũi dị ứng thời tiết còn có thể do mạt bụi, nấm mốc, tiếp xúc với hóa chất, lông hoặc phân động vật. Những người bị hen, suyễn cũng thường đồng mắc viêm mũi dị ứng.

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng thời tiết 

Mặc dù thuật ngữ “viêm mũi” chỉ đề cập đến các triệu chứng ở mũi, nhưng nhiều người cũng có các triệu chứng ảnh hưởng đến mắt, cổ họng và tai. 

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết có thể bao gồm:

  • Mũi: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, chảy dịch mũi sau, giảm khứu giác, đau mặt.
  • Mắt: Đỏ ngứa, cảm giác cộm ở mắt, sưng và mắt thâm quầng.
  • Cổ họng và tai: Đau họng, khàn giọng, tắc nghẽn hoặc ù tai, ngứa cổ họng hoặc tai.
  • Ngủ: Thở bằng miệng, thường xuyên thức giấc, mệt mỏi vào ban ngày, khó thực hiện các hoạt động bình thường như học, làm việc vì nghẹt mũi khó chịu.

Trong các triệu chứng trên, người mắc phải viêm mũi dị ứng thể viêm mũi thời tiết có triệu chứng điển hình gồm: hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi trong. Ban ngày xuất hiện nhiều cơn dị ứng, đặc biệt là vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, nhưng tối đến lại dịu đi và kéo dài vài ba ngày đến vài tuần, nếu không được điều trị.

Tuy không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, song cần đặc biệt cẩn trọng trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn bởi lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với một số biến chứng như:

  • Nghẹt mũi, đau đầu, ù tai
  • Rối loạn khứu giác, thậm chí kéo dài còn mất chức năng ngửi mùi tạm thời
  • Viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang khiến việc lưu dẫn dịch tiết hô hấp bị cản trở
  • Viêm họng, viêm phế quản, nguy hiểm nhất là hen phế quản
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng
  • Nghiêm trọng nhất là các biến chứng ở tim, thận, khớp và xương

Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà với thuốc kháng histamin dạng xịt mới

Thuốc xịt mũi Nozeytin là dòng thuốc kháng histamin đầu tiên sản xuất tại Việt Nam, dạng xịt thế hệ mới, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay:

  • Chứa Azelastin hydroclorid 0.1% - chất kháng histamin thế hệ II: Tác động kép, vừa như 1 kháng histamin, vừa như 1 chất kháng viêm, co mạch giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi ngay sau 30 phút, kéo dài suốt 24h. Với cơ chế đối kháng cạnh tranh với thụ thể histamin tại tế bào đích, Nozeytin giúp ngăn chặn phản ứng dị ứng, tức là điều trị một nửa căn nguyên gây bệnh viêm mũi dị ứng.

  • Dạng xịt tác động tại chỗ vào vị trí gây phản ứng dị ứng, không tác dụng toàn thân, hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn như thuốc kháng histamin dạng uống. Đặc biệt, không gây khô đường hô hấp (loại đường uống gây khô đường hô hấp, đau xót…)
  • Hàm lượng thấp giúp hạn chế tác dụng phụ. Một lọ xịt Nozeytin 15mg (tương đương 1 viên rưỡi thuốc dạng uống) dùng cho nhiều lần xịt trong 1 tháng, mỗi liều xịt chỉ sử dụng 1 lượng nhỏ thuốc. Trong khi liều thông thường của thuốc đường uống tối thiểu là 10mg/1 lần uống/ ngày.
  • Tuy mới xuất hiện nhưng công thức thuốc của Nozeytin được chứng minh, ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia phát triển. 

Theo chuyên gia Vũ Hải Long, thuốc kháng histamin đường xịt chứa Azelastin là một tiến bộ mới trong điều trị viêm mũi. Đặc biệt, Azelastin còn được sử dụng cho những bệnh không phải viêm mũi dị ứng nhưng có triệu chứng tương tự, ví dụ như bệnh viêm mũi vận mạch…

Chuyên gia Vũ Hải Long trong chương trình Doctor Online phát trên kênh THVL1 với chủ đề: Những lầm tưởng phổ biến khiến bệnh viêm mũi dị ứng tăng nặng (ảnh cắt từ chương trình)

Thuốc xịt mũi Nozeytin điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng trong các trường hợp:

  • Cảm lạnh, cảm cúm, cảm mạo, dị ứng
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
  • Viêm mũi cấp & mạn tính, viêm xoang

Bộ sản phẩm Thuốc xịt mũi Nozeytin & Nozeytin-F chuyên trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng.

🔥Giảm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi nhanh chóng, duy trì suốt 24h.

🔥Chỉ cần xịt 1-2 lần/ngày.

🔥Chứa Azelastine hydroclorid 15mg - chất kháng histamine thế hệ 2 giúp ngăn phản ứng dị ứng.

🔥Tác dụng nhanh & không gây buồn ngủ so với dòng kháng histamine đường uống.

🔥Thuốc xịt mũi Nozeytin-F có thêm Fluticason propionat - là chất kháng viêm thế hệ mới 

Tư vấn

Người gửi:
Dương Thị Hà
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cảm cúm/cảm lạnh và viêm mũi dị ứng có phải triệu chứng tương tự nhau? Làm thế nào để phân biệt? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Lê Vân Oanh
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng nước muối ưu trương để vệ sinh mũi có sợ bị bị khô mũi không? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Hoàng Nhật Đức
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Nước muối ưu trương khác gì nước muối sinh lý? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Hiền
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cách rửa mũi xoang đúng cách? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Thảo Nguyên
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng bình rửa mũi xoang để vệ sinh mũi hằng ngày được không? [Đọc tiếp]

Bình luận