Đừng coi thường khi có dấu hiệu nghẹt mũi lâu ngày

Thông thường nghẹt mũi sẽ khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi lâu ngày. Vậy nguyên nhân nào khiến cho nghẹt mũi bị kéo dài như vậy? Bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra một vài lý do và biện pháp xử lý.

 

Bình chọn
Mục lục [ Ẩn ]

Tại sao lại gặp phải tình trạng nghẹt mũi lâu ngày

Nghẹt mũi là tình trạng các mạch máu bên trong mũi bị viêm và các mô ở mũi sưng lên. Bên cạnh đó, tăng tiết chất nhầy quá nhiều cũng làm ngăn cản sự lưu thông không khí khiến người bệnh không thể thở bình thường.

Viêm mũi dị ứng 

Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể bị các tác nhân ngoài môi trường tác động khiến cơ thể giải phóng ồ ạt Histamin. Điều này khiến cho cơ thể xảy ra các phản ứng quá mẫn, niêm mạc mũi sưng viêm, phù nề và tăng tiết dịch nhầy. Lúc này đường thở bị thu hẹp khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở. Nếu người bệnh không loại bỏ được các tác nhân và không có biện pháp xử lý thì nghẹt mũi lâu ngày có thể gây ra viêm xoang.

Nghẹt mũi lâu ngày có thể do viêm mũi dị ứng, viêm xoang
Nghẹt mũi lâu ngày có thể do viêm mũi dị ứng, viêm xoang

Viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp 

Khi bị viêm xoang hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, niêm mạc mũi bị phù nề và sưng viêm kéo dài khiến cho đường thở bị tắc nghẽn. Điều này khiến cho người bệnh nghẹt mũi lâu ngày, thường xuyên khó thở. 

Polyp mũi

Polyp mũi là các khối u không ung thư trong mũi hoặc xoang mũi. Chúng có thể phát triển trong các vùng khác nhau của xoang mũi và gây tắc nghẽn mũi, khó thở và tiết chất nhầy dày. Polyp mũi thường cần phẫu thuật để loại bỏ hoặc điều trị bằng thuốc.

Polyp mũi là nguyên nhân gây nghẹt mũi lâu ngày
Polyp mũi là nguyên nhân gây nghẹt mũi lâu ngày

Khối u

Các khối u khác như u xoang, u mũi và u dưới mũi có thể gây tắc nghẽn mũi kéo dài. Các khối u này có thể cần phẫu thuật hoặc điều trị tùy thuộc vào loại và kích thước của chúng.

Bất thường trong cấu trúc mũi xoang

Một vách ngăn mũi cong có thể gây ra một bên mũi bị tắc nghẽn hoặc cả hai bên. Điều này có thể gây ra sự khó thở và nghẹt mũi. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi có thể được thực hiện.

Nghẹt mũi lâu ngày có nguy hiểm không?

Nghẹt mũi không quá nghiêm trọng nhưng nếu để lâu không chữa trị sẽ dẫn đến viêm xoang mạn tính hoặc trở nên khó điều trị.

Nghẹt mũi lâu ngày cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như: ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng,... 

Cách chữa nghẹt mũi lâu ngày

Đối với những trường hợp nghẹt mũi thông thường do kích ứng hoặc do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm mũi thì có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp đơn giản. Tuy nhiên, nếu nghẹt mũi lâu ngày gây khó thở sẽ ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp. Đặc biệt ở những người có tình trạng hô hấp nhạy cảm thì cần sử dụng thuốc điều trị.

Thuốc co mạch giúp thông mũi 

Thuốc co mạch là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất cho các trường hợp nghẹt mũi, dị ứng mũi với các thành phần như Xylometazolin, Oxymetazolin,... Khi tiếp xúc với niêm mạc mũi, thuốc có tác dụng làm co mạch máu, giảm phù nề giúp cải thiện nghẹt mũi. 

Thuốc xịt mũi thông mũi có tác dụng nhanh trong điều trị nghẹt mũi. Tuy nhiên không nên sử dụng các loại thuốc này nhiều lần trong ngày và sử dụng quá lâu gây ảnh hưởng đến mạch máu mũi. Để sử dụng thuốc hiệu quả nhất và tránh những biến chứng có thể xảy ra, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Jazxylo lag giải pháp điều trị nghẹt mũi
Jazxylo là giải pháp điều trị nghẹt mũi

Thuốc kháng histamin 

Nếu nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi và các triệu chứng hô hấp khác là do dị ứng thì thuốc kháng Histamin là lựa chọn đầu tay. 

Thuốc kháng viêm corticoid

Trong trường hợp viêm nhiễm và nghẹt mũi lâu ngày, corticoid có thể được chỉ định để điều trị. Do có nhiều tác dụng phụ khi dùng kéo dài và liên tục, vì vậy chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định.

Một số biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm nghẹt mũi, khó thở 

Giữ ẩm không khí: Không khí khô có thể làm cho chất nhầy trong mũi trở nên đặc và dày, gây nghẹt mũi. Vì vậy nếu bạn cảm thấy nghẹt mũi lâu ngày hãy sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giúp giữ ẩm không khí.

Xông hơi: Xông hơi giúp làm giãn niêm mạc mũi, giúp dễ dàng thở hơn. Người bị nghẹt mũi có thể xông hơi bằng nước ấm hoặc sử dụng các loại tinh dầu như bạc hà, sả,...

Xịt mũi dung dịch muối ưu trương: Do có áp lực thẩm thấu cao hơn so với cơ thể nên dung dịch xịt mũi ưu trương có tác dụng kéo nước ra khỏi tế bào niêm mạc bị sưng viêm. Qua đó giảm phù nề, thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi. Đây là biện pháp an toàn có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ. 

Xịt mũi ưu trương dưỡng ẩm SalineSea cải thiện tình trạng nghẹt mũi
Xịt mũi ưu trương dưỡng ẩm SalineSea cải thiện tình trạng nghẹt mũi

Dấu hiệu nào cho thấy bạn cần đến gặp bác sĩ

Nghẹt mũi, khó thở sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên nếu nghẹt mũi lâu ngày, kéo dài từ 10 ngày đến 1 tuần và kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, chảy máu một bên mũi, thở khò khè hoặc khó thở, đau vùng mặt hoặc đau nhức răng dai dẳng, bạn nên đến gặp bác sĩ. Lúc này bạn sẽ được khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình, nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh về mũi.

Nghẹt mũi lâu ngày là một tình trạng gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh và có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi bị nghẹt mũi lâu ngày, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng nguyên nhân. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nghẹt mũi, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Bộ sản phẩm Thuốc nhỏ mũi/xịt mũi Jazxylo giúp giảm nhanh nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi do viêm mũi, viêm xoang:

✅Chứa Xylometazolin thế hệ mới nhất với cơ chế co mạch, chống phù nề, sung huyết niêm mạc, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.

✅Hiệu quả sau 5 phút, tác dụng tới 10 giờ.

✅Không kháng sinh, không corticoid.

✅Hệ nền cao cấp tác động kép, vừa tăng hiệu quả thuốc, vừa dưỡng ẩm, hạn chế khô mũi.

💛Thuốc nhỏ mũi Jazxylo là dòng thuốc co mạch DUY NHẤT trên thị trường được Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho TRẺ TỪ 3 THÁNG TUỔI.

💛Thuốc xịt mũi Jazxylo dạng xịt tiện lợi, dùng được ở mọi tư thế, giúp thuốc đi sâu hơn vào khoang mũi.

Tư vấn

Người gửi:
Dương Thị Hà
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cảm cúm/cảm lạnh và viêm mũi dị ứng có phải triệu chứng tương tự nhau? Làm thế nào để phân biệt? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Lê Vân Oanh
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng nước muối ưu trương để vệ sinh mũi có sợ bị bị khô mũi không? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Hoàng Nhật Đức
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Nước muối ưu trương khác gì nước muối sinh lý? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Hiền
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cách rửa mũi xoang đúng cách? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Thảo Nguyên
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng bình rửa mũi xoang để vệ sinh mũi hằng ngày được không? [Đọc tiếp]

Bình luận