Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng

Muốn điều trị viêm mũi dị ứng tr­ước hết phải loại bỏ dị nguyên gây bệnh khỏi môi tr­ường sống của bệnh nhân (nh­ưng rất khó), vì vậy ta phải thanh toán từng phần hoặc làm thay đổi sự đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân thông qua biện pháp miễn dịch, biện pháp này gọi là giải mẫn cảm. Điều trị viêm mũi dị ứng mà các thầy thuốc đ­ược sắp xếp theo thứ bậc.

Nếu điều kiện cụ thể cho phép thì ­ưu tiên cho liệu pháp nguyên nhân trư­ớc liệu pháp triệu chứng theo thứ tự sau: Điều trị nguyên nhân (loại bỏ dị nguyên) – Điều trị liệu pháp giải mẫn cảm – Liệu pháp corticoid – Dùng thuốc kháng histamin – Kháng sinh – Phẫu thuật giải quyết các dị hình hốc mũi.

Loại bỏ dị nguyên

Điều này có nghĩa là cần cách ly hoàn toàn các dị nguyên đã được chẩn đoán là nguyên nhân gây bệnh khỏi môi trường của người bệnh, hoặc người bệnh nên tránh tiếp xúc với những nơi có chứa dị nguyên đó. Nếu thực hiện được điều này, đây sẽ là phương pháp điều trị tốt nhất. Đối với các dị nguyên trong nhà như bụi, nấm mốc, rất khó để loại bỏ hoàn toàn, nhưng giảm thiểu số lượng dị nguyên trong môi trường cũng có thể giúp cải thiện hiệu quả điều trị.

Giải mẫn cảm đặc hiệu

Đây là liệu pháp miễn dịch, giải mẫn cảm hệ miễn dịch của bệnh nhân phải đối đầu với các dị nguyên gây bệnh đã đ­ược xác định.

Điều trị triệu chứng

Điều trị triệu chứng là liệu pháp dùng thuốc để giảm nhẹ triệu chứng. Phương pháp này chỉ áp dụng khi các biện pháp điều trị nguyên nhân không hiệu quả hoặc không thể thực hiện được. Thông thường, thuốc kháng Histamin được sử dụng để ngăn chặn việc giải phóng hoặc tổng hợp các chất trung gian gây phản ứng dị ứng. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể cần dùng corticoid. Ngoài ra, các loại thảo dược như kim ngân hoa, ké đầu ngựa, và cây cỏ hôi cũng được dân gian sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Thuốc điều trị tại chỗ: Giúp giảm phù nề niêm mạc, giảm sung huyết, xuất tiết và nhiễm trùng ở mũi và xoang, hút nhẹ các dịch tiết, dẫn lưu và điều trị viêm nhiễm niêm mạc bằng dung dịch kháng sinh và cortisone. Chọc rửa xoang cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán và điều trị các tổn thương.

Thuốc điều trị toàn thân thường dùng là kháng histamin:

  • Promethazine: Là kháng histamin tổng hợp được sử dụng lâu đời, có tác dụng mạnh và kéo dài, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, hen và nhiều biểu hiện dị ứng khác. Tác dụng phụ có thể gặp gồm buồn ngủ, đờ đẫn, khô miệng, chóng mặt.
  • Astemizole: Tác động lên thụ thể H1 mà không ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, có tác dụng kéo dài trong việc giảm các triệu chứng dị ứng, đặc biệt là viêm mũi dị ứng.
  • Terfenadine: Kháng histamin tác động lên thụ thể H1, không gây buồn ngủ và hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng.
  • Zaditen: Có tác dụng kháng histamin và chống phản vệ, ngăn chặn giải phóng các chất trung gian gây dị ứng, thường dùng để phòng ngừa viêm mũi dị ứng và hen phế quản. Tuy nhiên, có thể gây buồn ngủ, khô miệng và buồn nôn.
  • Primalan: Kháng histamin H1, không gây buồn ngủ và có tác dụng đa dạng nhờ hoạt tính chống lại nhiều chất hóa học trung gian gây dị ứng.
  • Azelastin HCL trong Nozeytin: Azelastin có tác dụng đối kháng cạnh tranh và chiếm chỗ trước Histamin tại thụ thể H1 chặn lệnh phản ứng tại tế bào. Từ đó, làm mất tác dụng giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch của Histamin trên mao mạch, nên làm giảm hoặc mất các phản ứng viêm và dị ứng, giảm phù nề, sung huyết.

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *