Bật mí 10 mẹo trị viêm mũi tại nhà an toàn, nhanh khỏi

Bạn đang gặp phải tình trạng viêm mũi khiến cho cơ thể mệt mỏi, khó chịu? Hãy tham khảo ngay trong bài viết dưới đây để biết được một số mẹo trị viêm mũi ngay tại nhà an toàn, nhanh khỏi.

 

Bình chọn
Mục lục [ Ẩn ]

 

10 mẹo trị viêm mũi tại nhà

Để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh viêm mũi, dưới đây là 10 mẹo thường được sử dụng giúp đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.

Vệ sinh mũi bằng nước muối

Vệ sinh mũi bằng nước muối là một cách đơn giản và hiệu quả để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và chất nhầy khỏi mũi. Điều này có thể giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, các triệu chứng khác của cảm lạnh và cúm.

Vệ sinh mũi bằng nước muối

Nên vệ sinh mũi hàng ngày bằng dung dịch nước muối 2-3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. Để vệ sinh một cách dễ dàng và sạch sẽ hơn, bạn có thể sử dụng bình rửa mũi SalineSea với dung dịch nước muối sinh lý. Bình rửa mũi SalineSea có thể được sử dụng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người già. Bình rửa mũi SalineSea rất dễ sử dụng, bạn có thể thực hiện rửa mũi tại nhà theo hướng dẫn.

Xông hơi bằng hơi ấm và tinh dầu

Xông hơi bằng hơi ấm và tinh dầu là một phương pháp điều trị viêm mũi tại nhà an toàn và hiệu quả. Bạn có thể xông hơi bằng nước nóng hoặc sử dụng tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, tràm trà. Hơi nước ấm giúp làm loãng chất nhầy, giúp dễ dàng tống ra ngoài. Tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm nghẹt mũi, khó thở. 

Xông hơi bằng hơi ấm và tinh dầu

Cách thực hiện:

  • Đun sôi nước hoặc đổ nước nóng vào chậu.
  • Nếu sử dụng tinh dầu, nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước nóng.
  • Ngồi hoặc đứng trước nồi nước hoặc chậu nước, trùm kín đầu bằng khăn tắm hoặc khăn lớn.
  • Hít thở chậm và sâu qua mũi.
  • Xông hơi trong khoảng 10-15 phút.

Mẹo trị viêm mũi tại nhà bằng hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc (Ageratum conyzoides) được biết đến với công dụng làm giảm tình trạng nghẹt mũi, giảm tiết dịch, giảm viêm, hắt hơi,... Vì vậy trong dân gian thường sử dụng để chữa bệnh viêm mũi tại nhà. Dưới đây là cách thực hiện:

  • Đem hoa ngũ sắc đi rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước sau đó đem giã thu nước cốt.
  • Lấy bông nhúng vào phần nước trên, nhét vào bên mũi bị viêm.
  • Sau khoảng 15-20 phút thì lấy phần bông ra.

Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ giúp đường thở được thông thoáng và sạch sẽ. Nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý trước để loại bỏ bớt chất nhầy và bụi bẩn bên trong mũi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng hoa ngũ sắc khô đem hãm lấy nước uống.

Mẹo trị viêm mũi tại nhà bằng nghệ vàng

Trong nghệ vàng chứa hoạt chất Curcumin có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm vì vậy được dùng để hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng.

 Nghệ vàng trị viêm mũi

Bạn có thể tham khảo các dùng dưới đây:

  • Cách 1: Rửa sạch và thái lát mỏng 1 củ nghệ, sau đó đập dập vắt lấy nước. Dùng bông thấm lấy nước và nhét vào mũi hoặc nhỏ thẳng vào mũi.
  • Cách 2: Dùng bột nghệ vàng trộn với mật ong cùng tỉ lệ. Mỗi lần dùng nửa thìa ngậm trong miệng khoảng 15 phút. Nên ngậm 4-5 lần mỗi ngày để tình trạng nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi,... nhanh được thuyên giảm.

Mẹo trị viêm mũi tại nhà bằng tỏi

Từ lâu trong dân gian đã sử dụng tỏi để điều trị bệnh viêm mũi. Nhờ các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm như Allicin, S-allyl-cysteine. Tác dụng dược lý của các thành phần này đã được nghiên cứu cho thấy khả năng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, chống oxy hóa. Chính vì vậy khi sử dụng tỏi sẽ giúp giảm tình trạng viêm mũi nhanh chóng.

  • Dùng tỏi bóc vỏ đem đạp giã nhuyễn và vắt lấy phần nước. Nhúng bông sạch sau đó nhét vào mũi bị viêm. Sau khoảng 10 -15 phút thì lấy bông ra, lúc này bạn có thể cảm nhận được đường thở được thông thoáng hơn.
  • Bạn cũng có thể dùng tỏi ngâm với mật ong hoặc rượu, sau đó lấy phần nước nhỏ vào mũi.

Vệ sinh mũi kết hợp với biện pháp này sẽ giúp tình trạng viêm mũi của bạn nhanh chóng được cải thiện.

Mẹo chữa viêm mũi bằng ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa là một vị thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền. Thành phần chính là các chất Alkaloid, Saponin, chất béo,... có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Đồng thời giúp làm dịu các vết sưng do viêm nhiễm.

Mẹo chữa viêm mũi bằng ké đầu ngựa

Cách làm như sau: Đem ké đầu ngựa đi sao đến khi có màu xám thì dừng lại. sau đó mang tán thành bột mịn. Uống mỗi lần 3g, ngày 3 lần. Nên uống liên tục trong khoảng 2 tuần để các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn.

Mẹo trị viêm mũi tại nhà bằng hạt gấc

Hạt gấc có vị đắng, tính ôn, có tác dụng giảm đau, giảm sưng, tiêu viêm, kháng khuẩn, kháng virus,... Do đó, hạt gấc được sử dụng để chữa các bệnh viêm nhiễm như viêm mũi, viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm amidan,..

Dưới đây là cách chữa viêm mũi bằng hạt gấc:

  • Hạt gấc đem sao vàng, hạ thổ, loại bỏ hết phần vỏ bị xém.
  • Giã nhuyễn hạt gấc, cho vào chai thủy tinh với khoảng 300ml rượu trắng, ngâm trong 3 ngày.
  • Dùng rượu hạt gấc xoa bóp 2 bên sống mũi ngày 2-3 lần.
  • Nhỏ trực tiếp rượu hạt gấc vào mũi mỗi ngày 1 lần.

Mẹo trị viêm mũi tại nhà bằng gừng

Gừng là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và y học hiện đại. Gừng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có tác dụng chữa viêm mũi.

Mẹo chữa viêm mũi bằng gừng

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, gingerol có tác dụng chống viêm hiệu quả, giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi như chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau nhức đầu,... Ngoài ra, gingerol còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

  • Uống trà gừng: Uống trà gừng là cách đơn giản và hiệu quả để chữa viêm mũi. Bạn có thể pha trà gừng bằng cách cho một lát gừng tươi vào cốc nước nóng, đậy nắp và hãm trong khoảng 10 phút.
  • Xông hơi với gừng: Xông hơi với gừng cũng là một cách hiệu quả để chữa viêm mũi. Bạn có thể đun sôi nước, cho một lát gừng tươi vào nồi nước và xông hơi trong khoảng 10-15 phút.

Mẹo trị viêm mũi tại nhà bằng ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau,... Do đó, ngải cứu được sử dụng để chữa các bệnh viêm nhiễm như viêm mũi.

  • Xông hơi với ngải cứu: Rửa sạch 100g ngải cứu, cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước, sau đó đổ nước ngải cứu vào chậu xông hơi trong khoảng 10-15 phút.
  • Uống nước ngải cứu: Rửa sạch 20g ngải cứu, cho vào ấm đun sôi với 200ml nước, sau đó chắt lấy nước uống ngày 2-3 lần.

Bên cạnh các mẹo trị viêm mũi kể trên, uống nhiều nước, bổ sung vitamin C tăng cường đề kháng cũng là một biện pháp giúp giảm các triệu chứng.

Các mẹo trị viêm mũi tại nhà chỉ là biện pháp hỗ trợ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi bị viêm chứ không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh.

 Nozeytin - Giải pháp hiệu quả cho người bệnh viêm mũi

Để giảm nhanh tình trạng viêm mũi, Nozeytin là thuốc được chỉ định trong điều trị. Với dạng bào chế dung dịch và thiết kế vòi xịt giúp phân tán thành các hạt mịn, thấm nhanh vào niêm mạc mũi giúp đem lại hiệu quả tối đa khi sử dụng. Do chứa thành phần chính là Azelastin (Kháng histamin H1 thế hệ 2) nên tác dụng nhanh chóng và kéo dài khi sử dụng mà không gây ra tác dụng phụ buồn ngủ.   

Lưu ý khi sử dụng các mẹo trị viêm mũi tại nhà

Khi sử dụng các mẹo chữa viêm mũi tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của mẹo trị viêm mũi, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức.
  • Nếu các triệu chứng viêm mũi không cải thiện sau một thời gian sử dụng mẹo trị viêm mũi, hãy đi khám bác sĩ.
  • Không xông hơi quá lâu, không xông hơi quá nóng, không xông hơi trong phòng kín.
  • Với biện pháp xông hơi bằng tinh dầu, không nên nhỏ quá nhiều do có thể khiến cho mũi bị kích ứng.
  • Sử dụng nước muối sinh lý đúng cách, không nên dùng nước muối tự pha do có thể không đúng nồng độ khiến cho tình trạng viêm trở nên nặng hơn.
  • Hạn chế việc tiếp xúc với các tác nhân gây viêm mũi như khói bụi, lông động vật, phấn hoa,...
  • Bổ sung đầy đủ vitamin cùng khoáng chất để tăng cường đề kháng cho cơ thể, chống lại tác nhân gây bệnh.
 Cách phòng tránh bệnh viêm mũi

Trên đây là bài viết về các mẹo trị viêm mũi dị ứng tại nhà thường được áp dụng trong dân gian. Bạn có thể áp dụng các mẹo chữa trên để cải thiện các triệu chứng viêm mũi và cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên hãy cẩn trọng khi áp dụng các biện pháp trên để tránh làm cho viêm mũi trở nên nặng hơn. Đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn và điều trị kịp thời nếu tình trạng viêm mũi không thuyên giảm.

BOX THÔNG TIN SẢN PHẨM JAZXYLO (CHUYÊN MỤC KHÁC THAY ĐỔI BOX SẢN PHẨM TƯƠNG ỨNG)

mô tả

Tư vấn

Người gửi:
Dương Thị Hà
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cảm cúm/cảm lạnh và viêm mũi dị ứng có phải triệu chứng tương tự nhau? Làm thế nào để phân biệt? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Lê Vân Oanh
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng nước muối ưu trương để vệ sinh mũi có sợ bị bị khô mũi không? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Hoàng Nhật Đức
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Nước muối ưu trương khác gì nước muối sinh lý? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Hiền
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cách rửa mũi xoang đúng cách? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Thảo Nguyên
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng bình rửa mũi xoang để vệ sinh mũi hằng ngày được không? [Đọc tiếp]

Bình luận