Bé bị ho sổ mũi vào mùa lạnh: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Ho, sổ mũi, nghẹt mũi hay chảy nước mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa đông, ngay cả khi các mẹ giữ ấm cho bé rất kỹ. Nguyên nhân tại sao lại vậy? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ trả lời câu hỏi trên và đồng thời trang bị thêm các phương pháp điều trị khi bé bị ho sổ mũi để áp dụng khi gặp phải.

Bình chọn
Mục lục [ Ẩn ]

Nguyên nhân bé bị ho sổ mũi

Cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới bệnh sổ mũi của bé. Nhưng ngoài bé bị ho sổ mũi còn một số lý do khác dẫn tới như:

– Ngạt mũi sơ sinh: Nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi mà không kèm theo các triệu chứng khác, có thể nguyên nhân là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ.

– Dị ứng: Biểu hiện là trẻ thường bị sổ mũi đi kèm với ngứa, hắt hơi và mắt đỏ.

– Cúm: Sổ mũi do cúm thường mệt mỏi hơn với các biểu hiện như chán ăn, chóng mặt, lạnh run, đau ê ẩm khắp người và đau họng.

– Thời tiết lạnh: Trẻ ở độ tuổi từ 9 tháng trở lên có thể bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác do tiếp xúc với thời tiết lạnh, hoặc do ăn thực phẩm cay nóng.

– Dị vật trong mũi: Vật lạ trong mũi của trẻ sẽ khiến chảy nước mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn. Nếu bé bị ho sổ mũi, hầu như các gia đình sẽ tự ý mua thuốc cho trẻ uống để giảm ngay khó chịu.

Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều loại thuốc sổ mũi không kê toa được bày bán công khai. Nhưng các bố mẹ cần lưu ý, một số loại thuốc kháng histamin không cần kê đơn có thể làm ngừng sổ mũi nhưng lại khiến bé khô mắt, mũi và buồn ngủ. Thậm chí, các bác sĩ nhi và chuyên gia y khoa cũng cảnh báo nhiều loại thuốc sổ mũi có tác dụng phụ không tốt đối với trẻ. Bố mẹ cần nhận biết và hiểu rõ bệnh của trẻ, thuộc loại nhiễm trùng hay không nhiễm trùng. Nếu do nhiễm trùng thì do vi khuẩn hay siêu vi khuẩn gây ra. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus thì không nên dùng kháng sinh, không có tác dụng giúp bệnh nhanh thoái lui hơn mà còn khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, hay khóc thậm chí có thể dẫn đến tiêu chảy kéo dài,…

be-bi-so-mui

Thay vào đó, hãy áp dụng một số cách xử lý khi bé bị ho sổ mũi sau đây:

  1. Nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi

Cách này đặc biệt hiệu quả cho trẻ nhỏ chưa biết cách hỉ mũi. Nước muối sinh lý rất an toàn, gia đình có thể xịt vào mũi trẻ giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi, sau đó dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi. Cách làm: – Đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân – Nhẹ nhàng bóp 1 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ – Sau 1-2 phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ. Chú ý nhẹ nhàng khi đặt đầu ống hút vào mũi trẻ. Nếu dụng cụ hút mũi dạng bóp thì bóp mạnh và giữ chặt bóng trước khi đưa đầu hút vào mũi trẻ, sau đó thả bóng ra từ từ. – Lặp lại thao tác mỗi khi trẻ tiếp tục sổ mũi

  1. Cho trẻ hỉ mũi

Đây là cách đơn giản mà không kém hiệu quả. Bố mẹ có thể thử tập cho bé hỉ mũi thường xuyên để chấm dứt tình trạng nước mũi thò lò. Tuy nhiên nhớ cho trẻ rửa tay và vứt khăn giấy bẩn vào thùng rác sau mỗi lần hỉ mũi nhé!

  1. Uống nhiều nước

Cho bé uống nhiều nước, sữa, nước trái cây hoặc súp giúp dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hơn.

  1. Tắm nước ấm

Hơi nước ấm giúp làm lỏng dịch mũi, trẻ sẽ dễ hỉ ra và bố mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Nếu trẻ trên 2 tuổi, bố mẹ có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc dầu hoa oải hương vào nước tắm cũng giúp trị ho và sổ mũi rất hiệu quả. Với cách này, trẻ sẽ dễ chịu hơn nhiều so với việc phải uống thuốc đấy!

  1. Trà gừng loãng

Việc trẻ hít ngược nước mũi xuống họng hoặc liếm, nuốt một phần nước mũi có thể khiến bị chướng bụng. Trong trường hợp này, chỉ cần một chút bột gừng pha vào nước trà sẽ giúp trẻ êm bụng ngay. Nếu bé đã hơn 1 tuổi, bạn có thể cho thêm một ít mật ong để giúp trẻ ngon miệng hơn.

  1. Nằm cao đầu khi ngủ

Tư thế ngủ cao đầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp trẻ nhỏ cảm thấy dễ chịu hơn. Cuộn khăn hoặc kê thêm gối để nâng cao đầu bé. Bạn nhớ chèn khăn chắc chắn để bảo đảm đầu trẻ không bị tuột xuống. Thường thì trẻ sơ sinh không cần đi bác sĩ khi bị ho sổ mũi, song có một số trường hợp gia đình nên hỏi ý kiến bác sĩ như:

– Khi bé bị sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày

– Các bé có những triệu chứng cúm kèm theo lạnh run, đau ê ẩm khắp người, sốt, nôn ói, tiêu chảy.

– Nghi ngờ có dị vật lọt vào mũi

– Triệu chứng bé bị ho sổ mũi do dị ứng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ có cách điều trị hiệu quả.

 

Bộ sản phẩm bảo vệ Mũi - xoang được chuyên gia khuyên dùng:

✅Thuốc xịt mũi, nhỏ mũi Jazxylo chuyên trị nghẹt mũi.

✅Thuốc xịt mũi Nozeytin & Nozeytin-F chuyên trị viêm mũi, viêm xoang dị ứng.

✅Xịt mũi SalineSea ưu trương, đẳng trương.

✅Bộ bình rửa mũi & gói muối tự pha SalineSea.

Tư vấn

Người gửi:
Dương Thị Hà
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cảm cúm/cảm lạnh và viêm mũi dị ứng có phải triệu chứng tương tự nhau? Làm thế nào để phân biệt? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Lê Vân Oanh
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng nước muối ưu trương để vệ sinh mũi có sợ bị bị khô mũi không? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Hoàng Nhật Đức
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Nước muối ưu trương khác gì nước muối sinh lý? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Hiền
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cách rửa mũi xoang đúng cách? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Thảo Nguyên
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng bình rửa mũi xoang để vệ sinh mũi hằng ngày được không? [Đọc tiếp]

Bình luận