Bệnh viêm mũi dị ứng – Những điều bạn có thể chưa biết

Bạn đã biết gì về bệnh viêm mũi dị ứng? Một vài nguyên nhân, triệu chứng cơ bản liệu đã giúp bạn đủ kiến thức để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả một khi mắc phải? Chắc chắn là chưa đủ rồi, chính vì vậy, đừng bỏ qua bài viết cực kì hữu ích về những điều cơ bản nhất bạn cần ghi nhớ với bệnh viêm mũi dị ứng dưới đây để tự bảo vệ sức khoẻ của mình nhé! 

Bình chọn
Mục lục [ Ẩn ]

Bệnh viêm mũi dị ứng khiến người bệnh rất khó chịu do ngứa mũi và hắt hơi một cách không thể kiểm soát. Một hai ngày, chưa phải là vấn đề gì đáng sợ. Nhưng nếu nó kéo dài đến một tuần, cả tháng thậm chí dài hơn thì sao? Chắc chắn bạn sẽ mệt mỏi và bị ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống thường ngày.  Vậy thì hãy tìm hiểu một cách toàn diện nhất về căn bệnh này ngay nhé!  

Các loại viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng được chia làm các loại phổ biến dưới đây:

- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Loại này thường do phấn hoa và bụi nấm mốc ngoài trời gây nên.

- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Loại này thường do bụi trong nhà, lông chó mèo, con mọt trên lông động vật hay chăn đệm gây ra. Con gián hay các loài gặm nhấm như chuột cũng có thể khiến bạn phát tác bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm.

- Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Loại này xảy ra khi bạn tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, bụi nhà, phấn hoa, thức ăn...

- Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Môi trường làm việc mà có nhiều bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, găng tay nhựa... cũng là điều kiện lý tưởng gây nên bệnh viêm mũi dị ứng khó chịu này.

1467712558-giai-dap-ve-viem-mui

Biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng

Nếu thấy những biểu hiện dưới đây, bạn đã bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng rồi đấy:

Chảy nước mũi

Người bệnh viêm mũi dị ứng thường bị chảy cả 2 bên với dịch không có mùi, màu trong suốt, nước mắt chảy giàn giụa, đỏ và ngứa; cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chán nản và rất khó chịu.  

Nghẹt mũi

Bạn có thể bị nghẹt mũi từng bên có khi hai bên, đôi khi phải thở bằng miệng đến khô cả họng. Đây chính là một triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng đấy.  

Những cách phòng tránh viêm mũi dị ứng

Để không mắc viêm mũi dị ứng, hãy hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh từ môi trường như đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm. Cần dọn nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, tẩy giặt chăn màn, gối và phơi dưới ánh nắng mặt trời, không tiếp xúc với chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà để tránh bị viêm mũi dị ứng. Nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, thiết lập chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, uống vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Đối với bệnh viêm mũi dị ứng thì việc chọn đúng loại thuốc an toàn, uy tín để sử dụng trong điều trị bệnh là vô cùng cần thiết. Nozeytin là loại thuốc trị viêm mũi dị ứng dạng xịt được khuyên dùng nhiều nhất hiện nay. Với thành phần Azelastin HCl có tác dụng đối kháng mạnh mẽ, cạnh tranh và chiếm chỗ trước Histamin tại thụ thể H1 chặn lệnh phản ứng miễn dịch gây ra phản ứng viêm và viêm dị ứng tại tế bào, Nozeytin có tác dụng làm giảm phù nề, sung huyết nhanh chóng.

Được bào chế dạng xịt tiện lợi, Nozeytin có tác dụng tại chỗ trong vòng 24h giúp người bệnh dễ chịu tức thì và cũng rất có lợi trong điều trị bệnh mãn tính. Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng, đừng quên bỏ túi một chai Nozeytin để sử dụng bất cứ khi nào cần thiết. Qua những thông tin toàn diện và cơ bản nhất về bệnh viêm mũi dị ứng trên, Chuaviemmui hi vọng rằng bạn đã có thể chủ động phòng ngừa và tự bảo vệ mình tránh để bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của mình. Bệnh viêm mũi dị ứng không nguy hiểm – khi và chỉ khi bạn được trang bị đầy đủ những kiến thức trên thôi nhé!

nozetin

 

 

Bộ sản phẩm bảo vệ Mũi - xoang được chuyên gia khuyên dùng:

✅Thuốc xịt mũi, nhỏ mũi Jazxylo chuyên trị nghẹt mũi.

✅Thuốc xịt mũi Nozeytin & Nozeytin-F chuyên trị viêm mũi, viêm xoang dị ứng.

✅Xịt mũi SalineSea ưu trương, đẳng trương.

✅Bộ bình rửa mũi & gói muối tự pha SalineSea.

Tư vấn

Người gửi:
Dương Thị Hà
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cảm cúm/cảm lạnh và viêm mũi dị ứng có phải triệu chứng tương tự nhau? Làm thế nào để phân biệt? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Lê Vân Oanh
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng nước muối ưu trương để vệ sinh mũi có sợ bị bị khô mũi không? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Hoàng Nhật Đức
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Nước muối ưu trương khác gì nước muối sinh lý? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Hiền
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cách rửa mũi xoang đúng cách? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Thảo Nguyên
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng bình rửa mũi xoang để vệ sinh mũi hằng ngày được không? [Đọc tiếp]

Bình luận