Cảnh báo những nguyên nhân và hệ luỵ của bệnh viêm mũi dị ứng

Nhắc đến bệnh viêm mũi dị ứng, những ai chưa mắc phải chắc chắn sẽ chỉ chép miệng rồi lướt qua ngay bởi cho rằng đây là căn bệnh phổ biến và không quá nguy hiểm. Thế nhưng điều này ngược lại hoàn toàn với những ai đã mắc bệnh. Chỉ có những người từng nếm trải sự khổ sở và khó chịu mà viêm mũi dị ứng gây ra mới thấu hiểu sự nguy hiểm ngầm của nó. Tìm hiểu nguyên nhân và những hệ luỵ của căn bệnh này, không hề lãng phí thời gian đúng không nào!  

Bình chọn
Mục lục [ Ẩn ]

Viêm mũi dị ứng là chứng viêm nhiễm tổ chức niêm mạc mũi gây ra những bức bối khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ xuất hiện và nếu không chữa trị đúng cách thì cũng mang theo nhiều hệ luỵ nguy hiểm chẳng kém gì các căn bệnh đáng báo động khác. Vậy rốt cục viêm mũi dị ứng do đâu mà phát tác?  

Những nguyên nhân tạo điều kiện cho viêm mũi dị ứng phát triển

- Thay đổi thời tiết: Niêm mạc mũi sẽ bị kích thích khi thời tiết thay đổi đột ngột dẫn đến viêm mũi.

- Yếu tố môi trường: Không khí ô nhiễm với nhiều chất độc hại dễ ảnh hưởng đến niêm mạc mũi, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi từ 30% - 40%.

- Bệnh lý của các cơ quan xung quanh: Như viêm viêm họng, amidan,… có thể dẫn đến viêm mũi.

- Lạm dụng thuốc: Việc dùng thuốc nhỏ mũi trong thời gian dài hoặc người bệnh phụ thuộc vào thuốc hạ huyết áp… đều có thể dẫn đến viêm mũi do thuốc.

- Yếu tố cơ thể: Nhiều bệnh mãn tính như đái tháo đường, thiếu máu, bệnh về tim gan thận, chứng phong thấp, các bệnh lý về nội tiết đều làm giảm sức đề kháng của cơ thể, gây rối loạn tuần hoàn niêm mạc máu và dẫn đến viêm mũi.

nguyen-nhan-viem-mui-di-ung

  Bệnh viêm mũi dị ứng dễ nhận ra qua những biểu hiện nào?

Khi bị bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh ban đầu ngứa nhiều hai bên hốc mũi, sau đó lan đến mắt rồi xuống họng. Đặc biệt vào buổi sáng sớm, người bệnh thường hắt hơi hàng tràng dài, đồng thời chảy nước mũi trong và nước mắt giàn giụa. Cả khi nằm lẫn ngồi người bị viêm mũi dị ứng đều nghẹt thở cả 2 bên cánh mũi, niêm mạc các cuống mũi xuất tiết, nhợt nhạt, phù nề. Những triệu chứng trên chỉ mất đi khi loại bỏ các kháng nguyên, do đó mà người mắc viêm mũi dị ứng cần có cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất.  

Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra những hệ luỵ gì?

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy 30% người viêm mũi dị ứng sẽ bị hen suyễn và có tới tận 80% người bị hen suyễn bị viêm mũi dị ứng cùng lúc. Như vậy là bệnh viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết đến bệnh hen suyễn và cả 2 căn bệnh này cần được điều trị song song, rất khó khăn và kéo dài. Nhiều người chỉ điều trị một bệnh và khi hết viêm mũi thì lại bị hen suyễn.

Giáo sư Glenis Kathleen Scadding - Bệnh viện Tai mũi họng Hoàng gia Anh cũng phát biểu cho biết: Các triệu chứng viêm mũi dị ứng gây phiền toái cho 93% bệnh nhân vào ban ngày và 47% bệnh nhân vào ban đêm. Đặc biệt, đối với dân văn phòng khi cả ngày phải ngồi làm việc dưới máy lạnh thì lại càng khổ sở bởi chốc chốc lại hắt hơi một lần.  

Bệnh viêm mũi dị ứng không hề đơn giản một chút nào như bạn vẫn nghĩ phải không? Tuy nhiên, cũng đừng sốt ruột cuống cuồng hay quá lo lắng về việc mình có khả năng bị mắc bệnh hay đã mắc bệnh mà chưa chữa khỏi, hãy yên tâm rằng Chuaviemmui.vn còn có rất nhiều bài viết hướng dẫn bạn điều trị khỏi bệnh một cách triệt để, an toàn và hiệu quả đấy, hãy cùng xem nhé!

 

Bộ sản phẩm bảo vệ Mũi - xoang được chuyên gia khuyên dùng:

✅Thuốc xịt mũi, nhỏ mũi Jazxylo chuyên trị nghẹt mũi.

✅Thuốc xịt mũi Nozeytin & Nozeytin-F chuyên trị viêm mũi, viêm xoang dị ứng.

✅Xịt mũi SalineSea ưu trương, đẳng trương.

✅Bộ bình rửa mũi & gói muối tự pha SalineSea.

Tư vấn

Người gửi:
Dương Thị Hà
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cảm cúm/cảm lạnh và viêm mũi dị ứng có phải triệu chứng tương tự nhau? Làm thế nào để phân biệt? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Lê Vân Oanh
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng nước muối ưu trương để vệ sinh mũi có sợ bị bị khô mũi không? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Hoàng Nhật Đức
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Nước muối ưu trương khác gì nước muối sinh lý? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Hiền
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cách rửa mũi xoang đúng cách? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Thảo Nguyên
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng bình rửa mũi xoang để vệ sinh mũi hằng ngày được không? [Đọc tiếp]

Bình luận