Chớm giao mùa, con nghỉ học dài vì sụt sịt. Ba mẹ xem ngay cách này!
Trẻ bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ thường xuất phát từ viêm mũi, gây ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ, sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm sao để trị nghẹt mũi cho trẻ ngay tại nhà, ba mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Trẻ nghẹt mũi là bệnh gì?
Nghẹt mũi, khó thở ở trẻ là tình trạng xảy ra chất lỏng dư thừa (chất nhầy) tích tụ trong mũi, đường thở, cản trở đường thở khiến bé không thể hô hấp bình thường. Triệu chứng này có thể nặng hơn vào ban đêm hoặc khi ngủ.
Khi bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ, trẻ thường có biểu hiện của cảm lạnh hoặc nhiễm trùng, bên cạnh đó còn có một số các triệu chứng đi kèm như:
Thường xuyên hít vào, thở ra bằng miệng
- Khó ngủ, khó bú
- Nghe thấy tiếng ngáy của bé khi ngủ hoặc tiếng hơi thở khò khè
- Ho, chảy nước mũi
- Hắt hơi liên tục hoặc ngắt quãng
Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi
- Cảm cúm: Nếu không may bị cảm cúm, trẻ sẽ xuất hiện tình trạng nghẹt mũi, kèm theo trạng thái sốt nhẹ, đau họng và chán ăn
- Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nghẹt mũi. Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý để trẻ không bị lạnh, ngay cả trong tiết trời nóng bức bởi trẻ nhỏ dễ có nguy cơ cảm lạnh hơn người lớn. Trong trường hợp trẻ chơi đùa ra nhiều mô hôi và sau đó nằm phòng điều hòa cũng có thể dẫn tới cảm lạnh với một số dấu hiệu như ngạt mũi, chảy nước mũi hay sốt nhẹ.
- Dị ứng: Khi trẻ phản ứng với phấn hoa, thời tiết hay độ ẩm không khí, sẽ có nguy cơ bị ngạt mũi.
- Ngạt mũi sơ sinh: Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có thể nước nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi hệ hô hấp của trẻ nên có thể có trường hợp nhiều trẻ sơ sinh ngay khi về nhà đã xuất hiện dấu hiệu ngạt mũi.
- Dị vật trong mũi: Khi vui chơi, trẻ có thể vô tình cho vật thể lạ, nhỏ vào mũi mà ba mẹ không biết. Nếu không được phát hiện và lấy ra kịp thời, có thể dẫn đến việc trẻ bị tắc nghẹt mũi, chảy máu mũi rất nguy hiểm.
Cách xử trí khi trẻ bị nghẹt mũi
Nếu gặp tình trạng trẻ bị nghẹt mũi, khó thở, ba mẹ có thể nhanh chóng xử lý bằng một số mẹo đơn giản dưới đây:
Làm sạch mũi cho trẻ
Nghẹt mũi, khó thở phần lớn do chất nhầy trong mũi. Vì thế cách xử lý trước tiên ba mẹ có thể sử dụng các biện pháp giúp làm sạch mũi:
- Dùng dung dịch xịt mũi từ nước muối biển tinh khiết, ví dụ như dung dịch xịt mũi ưu trương dưỡng ẩm SalineSea để làm loãng dịch nhầy, loại bỏ bớt vi khuẩn, virus. Với nồng độ nước muối tối ưu 1.9%, SalineSea ưu trương giúp hỗ trợ giảm nghẹt mũi, thông thoáng đường thở, không khô rát là giải pháp trị nghẹt mũi “không kháng sinh” được các chuyên gia tin dùng thời gian gần đây.
- Dùng bình rửa mũi để vệ sinh mũi cho bé. Ba mẹ chú ý chọn loại bình mềm dẻo vừa phải, đầu bình bo tròn, tránh gây tổn thương niêm mạc mũi, ví dụ như bình rửa mũi SalineSea. Pha nước muối vào bình theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên vỏ hộp, đồng thời sát khuẩn tay, dụng cụ trước khi rửa mũi cho bé. Đặc biệt lưu ý tư thế khi rửa mũi, cho bé ngồi hoặc đứng hơi cúi về phía trước, nghiêng một góc 45 độ, bóp bình dứt khoát. Tuyệt đối không cho bé nằm nghiêng để rửa, tránh biến chứng viêm tai giữa.
Nâng cao đầu khi ngủ
Khi trẻ gặp phải tình trạng nghẹt mũi, khó thở, mẹ có thể kê đầu trẻ lên cao bằng một chiếc khăn, đặt trẻ ngủ trong trạng thái thoải mái nhất. Tuy là mẹo nhỏ nhưng lại có hiệu quả cao.
Tạo độ ẩm không khí trong phòng
Nếu không khí trong phòng ngủ ngột ngạt, khô, ráp sẽ tạo điều kiện cho tình trạng ngạt mũi trở nên nặng nề hơn. Vì thế chuyên gia khuyên bạn nên giữ phòng của trẻ trong một không gian sạch sẽ, thoáng đãng, và có thể tăng độ ẩm bằng các thiết bị chuyên dụng.
Dùng thuốc co mạch giảm nghẹt nhanh
Sử dụng thuốc co mạch giảm nghẹt mũi là phương pháp thông dụng để trị nghẹt nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều dòng co mạch gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn với trẻ em. Do đó, nên chọn thuốc co mạch giảm nghẹt có thành phần Xylometazolin – là một loại thuốc co mạch thế hệ mới, an toàn hơn thế hệ cũ.
Thuốc nhỏ mũi Jazxylo là sản phẩm sử dụng hoạt chất xylometazolin này, với cơ chế co mạch, giảm sung huyết, giúp trị hết nghẹt mũi ngay sau 5 phút, kéo dài tới 10 giờ. Đặc biệt, thuốc nhỏ mũi Jazxylo là dòng co mạch duy nhất trên thị trường được Bộ Y tế chỉ định dùng cho trẻ từ 3 tháng tuổi.
Một số lưu ý khi tự điều trị nghẹt mũi cho trẻ tại nhà
Nếu gặp các triệu chứng dưới đây, ba mẹ nên cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời:
- Các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày
- Đau tai: chất tích tụ khiến bé có nguy cơ bị nhiễm trùng tai
- Dấu hiệu mất nước (miệng khô, tã ướt không nhiều)
- Khó thở, thở khò khè
- Nôn trớ nhưng nhuốm máu hoặc có bất thường ở dịch nôn
Ngoài ra, ba mẹ cũng lưu ý;
- Không sử dụng miệng để hút mũi cho trẻ, tránh khả năng vi khuẩn xâm nhập vào mũi của trẻ, phát sinh nhiều bệnh lý khác.
- Không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh
- Không sử dụng bài thuốc dân gian chưa được khoa học chứng minh
- Không để trẻ bị quá nóng do quấn nhiều tã khiến trẻ khó thở
- Cho trẻ tắm bình thường vì khi bị nghẹt mũi, khó thở, vấn đề vệ sinh của bé càng phải chú trọng. Nếu không kiêng tắm, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và ủ bệnh cho bé. Các bác sĩ khuyên ba mẹ nên tắm nước ấm, tắm ở nơi kín gió cho trẻ.
Với những thông tin quan trọng về nguyên nhân cũng như cách điều trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ, bài viết hi vọng ba mẹ đã có thể kiến thức và kinh nghiệm xử lý.