[Giải đáp cùng chuyên gia]: Viêm xoang có chữa được không?

Viêm xoang là một tình trạng phổ biến có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và đau mặt. Vậy viêm xoang có chữa được không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các cách điều trị viêm xoang và khả năng chữa khỏi của viêm xoang.

 

Bình chọn
Mục lục [ Ẩn ]

 

Viêm xoang có chữa được không?

Việc liệu viêm xoang có chữa được không là một câu hỏi phức tạp. Câu trả lời phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của tình trạng, cũng như mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của triệu chứng. Nói chung, viêm xoang cấp tính có thể được điều trị bằng thuốc và các biện pháp tự chăm sóc, trong khi viêm xoang mạn tính có thể yêu cầu điều trị phức tạp hơn, chẳng hạn như phẫu thuật.

 Viêm xoang có chữa được không?
Viêm xoang có chữa được không

Nguyên tắc điều trị viêm xoang

Nguyên tắc điều trị viêm xoang theo hướng dẫn được Bộ y tế ban hành bao gồm:

  • Điều trị giảm triệu chứng.
  • Kiểm soát nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng như vi khuẩn, vi nấm, siêu vi,...
  • Điều trị bệnh lý nền (nếu có) như suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ dày thực quản,...
  • Điều trị, giải phẫu các vấn đề bất thường về mũi xoang (nếu có).
  • Phòng tránh, ngăn ngừa các yếu tố gây dị ứng như bụi nhà, phấn hoa, khói thuốc,...

Các biện pháp tăng cường lưu thông mũi xoang

Mục đích của điều trị viêm xoang cấp tính là cải thiện dẫn lưu xoang và kiểm soát nhiễm trùng.

  • Thuốc co mạch tại chỗ: Thuốc co mạch tại chỗ, chẳng hạn như phenylephrine 0,25% xịt mỗi 3 giờ hoặc oxymetazolin mỗi 8 đến 12 giờ, có hiệu quả trong việc giảm tắc nghẽn mũi. Tuy nhiên, thuốc co mạch tại chỗ không được sử dụng quá 5 ngày để tránh tình trạng nghẹt mũi trở lại và gây chảy máu cam. Hiện nay trên thị trường có thuốc co mạch Jazxylo giúp giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi và đem lại tác dụng kéo dài lên đến 10 giờ. Vì vậy người bệnh không phải sử dụng nhiều lần trong ngày mà nghẹt mũi vẫn được cải thiện.
  • Nước muối rửa mũi: Biện pháp rửa mũi có thể giúp làm giảm tắc nghẽn mũi và giảm các triệu chứng viêm xoang khác. Có thể sử dụng dung dịch nước muối ưu trương hoặc đẳng trương để vệ sinh mũi. 
  • Xịt mũi xịt Corticosteroid: Xịt mũi xịt Corticosteroid có thể giúp giảm viêm trong xoang. Xịt mũi xịt Corticosteroid có thể mất ít nhất 10 ngày để có hiệu quả.
Vệ sinh mũi giúp tăng cường lưu thông
Vệ sinh mũi giúp tăng cường lưu thông

Bình rửa mũi xoang SalineSea được thiết kế gọn nhẹ, thân bình là nhựa PE dẻo giúp người dùng dễ dàng sử dụng. Bình được làm dạng hình trụ với đầu vòi xịt có áp dụng vừa phải, dễ dàng điều chỉnh lực bóp khi rửa mũi. Sử dụng bình SalineSea để rửa mũi hàng ngày giúp cải thiện lưu thông mũi xoang, giảm tắc nghẽn dịch nhầy tại các xoang. Nhờ đó người bệnh viêm xoang cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Sử dụng kháng sinh điều trị

Các khuyến cáo mới về điều trị viêm xoang cấp tính của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA) đã thay đổi đáng kể so với các khuyến cáo trước đây. Các thay đổi này nhằm mục đích giảm việc sử dụng kháng sinh không cần thiết và do đó giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh. Dưới đây là các trường hợp được chỉ định kháng sinh trong viêm xoang:

  • Khuyến cáo sử dụng kháng sinh cho những bệnh nhân có các triệu chứng nặng hoặc kéo dài: Sốt >= 39 độ C, đau nặng và kéo dài từ 3 - 4 ngày.
  • Triệu chứng viêm xoang ở mức độ nhẹ đến trung bình và kéo dài hơn 10 ngày.
  • Các triệu chứng viêm xoang tiến triển xấu đi sau khi đã cải thiện đợt viêm đường hô hấp trên do virus.

Do tình trạng đề kháng kháng sinh ngày càng tăng vì vậy cần lựa chọn cẩn thận hơn cho người bệnh viêm xoang.

  • Amoxicillin/clavulanate là lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm xoang có nhiễm khuẩn. Amoxicillin/clavulanate là một loại kháng sinh kết hợp có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây viêm xoang. 
  • Trường hợp dị ứng với Penicillin: Người lớn có thể dùng Doxycycline hoặc Fluoroquinolone. Trẻ em có thể dùng Levofloxacin, clindamycin + Cephalosporin thế hệ 3.
  • Thời gian điều trị thông thường là 7-10 ngày, với trẻ em là 10-14 ngày. Nếu sau 3-5 ngày mà không thấy đáp ứng với kháng sinh thì biện pháp điều trị khác sẽ được áp dụng.
Kháng sinh điều trị được sử dụng trong một số trường hợp viêm xoang
Kháng sinh điều trị được sử dụng trong một số trường hợp viêm xoang

Điều trị phẫu thuật

  • Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp viêm xoang cấp tính không đáp ứng với điều trị kháng sinh.
  • Các thủ thuật phẫu thuật thường được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang.

Biến chứng có thể gặp của bệnh viêm xoang

Các biến chứng của viêm xoang có thể gặp bao gồm:

  • Viêm nhiễm ổ mắt: Đây là biến chứng phổ biến nhất của viêm xoang, thường gặp ở trẻ em. Biến chứng này xảy ra khi vi khuẩn từ xoang lan sang ổ mắt, gây ra các triệu chứng như phù nề, viêm nhiễm ở mi mắt, viêm mô tế bào ổ mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.
  • Viêm màng não: Viêm màng não là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm xoang, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Biến chứng này xảy ra khi vi khuẩn từ xoang lan sang màng não, gây ra các triệu chứng như đau đầu, sốt, cứng cổ, thay đổi ý thức.
  • Áp xe ngoài màng cứng: Đây là tình trạng tích tụ mủ giữa xương sọ và màng cứng. Biến chứng có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, sốt, phù nề, cứng cổ.
  • Tắc tĩnh mạch xoang hang: Tắc tĩnh mạch xoang hang là tình trạng cục huyết khối nhiễm khuẩn từ mắt lan sang xoang hang, gây ra các triệu chứng như phù kết mạc, đồng tử phản ứng chậm chạp, liệt mắt, mù lòa.
  • Khối sưng phồng của Pott: Khối sưng phồng của Pott là tình trạng viêm xương tuỷ khu trú kết hợp với phá huỷ xương ở vùng trán, thường gặp ở trẻ em.
Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở viêm xoang
Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở viêm xoang

Biện pháp phòng tránh triệu chứng viêm xoang tái phát 

Viêm xoang gây ra các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy mũi, đau đầu,... Nếu không được điều trị kịp thời, viêm xoang có thể tái phát nhiều lần, gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng tránh triệu chứng viêm xoang tái phát:

  • Điều trị triệt để khi bị viêm xoang cấp tính: Viêm xoang cấp tính là giai đoạn đầu của viêm xoang, nếu được điều trị triệt để thì có thể ngăn ngừa viêm xoang tái phát. Khi bị viêm xoang cấp tính, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
  • Giữ vệ sinh mũi họng sạch sẽ: Giữ vệ sinh mũi họng sạch sẽ sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào mũi. 
  • Tăng cường sức đề kháng: Tăng cường sức đề kháng sẽ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng tốt hơn. Người bệnh có thể tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên,...
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng: Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm xoang. Nếu người bệnh có cơ địa dị ứng thì cần tránh xa các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,...
  • Hạn chế hút thuốc lá: Khói thuốc lá kích thích làm cho niêm mạc mũi xoang bị viêm nặng hơn. 
  • Sử dụng máy tạo ẩm: Không khí khô khan khiến niêm mạc mũi xoang bị khô, dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Có thể sử dụng máy để tạo độ ẩm không khí trong nhà vào những ngày thời tiết hanh khô.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng và nhiễm trùng. Từ đó giúp phòng ngừa viêm xoang tái phát. Người bệnh nên thường xuyên quét dọn, lau chùi nhà cửa, giặt giũ chăn màn, gối đệm,...

Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi: “Viêm xoang có chữa được không?” Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể chữa được viêm xoang. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát nếu không vệ sinh mũi họng cẩn thận và thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, độc hại.

BOX THÔNG TIN SẢN PHẨM JAZXYLO (CHUYÊN MỤC KHÁC THAY ĐỔI BOX SẢN PHẨM TƯƠNG ỨNG)

mô tả

Tư vấn

Người gửi:
Dương Thị Hà
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cảm cúm/cảm lạnh và viêm mũi dị ứng có phải triệu chứng tương tự nhau? Làm thế nào để phân biệt? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Lê Vân Oanh
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng nước muối ưu trương để vệ sinh mũi có sợ bị bị khô mũi không? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Hoàng Nhật Đức
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Nước muối ưu trương khác gì nước muối sinh lý? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Hiền
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cách rửa mũi xoang đúng cách? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Thảo Nguyên
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng bình rửa mũi xoang để vệ sinh mũi hằng ngày được không? [Đọc tiếp]

Bình luận