Tại sao nghẹt mũi lại trầm trọng hơn khi nằm?
Một số bệnh lý như cảm cúm, viêm xoang hay polyp mũi có thể khiến chất nhầy trong mũi tích tụ gây nghẹt mũi. Chứng nghẹt mũi tuy không nghiêm trọng nhưng có thể trở nặng khi bạn nằm nghỉ ngơi, từ đó gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Nằm xuống bị nghẹt mũi do tư thế nằm
Trong ngày, cơ thể sản xuất một lượng chất nhầy nhất định và lượng chất nhầy này chảy xuống phía sau cổ họng và xuống tới bao tử theo động tác nuốt tự nhiên của bạn. Khi bạn nằm, chất nhầy sẽ khó chảy xuống cổ họng hơn và bạn cũng thường ít nuốt hơn trong khi ngủ.
Vậy nên, tư thế nằm khiến chất nhầy sẽ dễ tích tụ trong cổ họng và mũi sau, từ đó dẫn đến tình trạng nghẹt mũi khi bạn nằm. Ngoài ra, lưu lượng máu đến mũi khi nằm cũng bị giảm do trọng lực nên càng khiến bạn dễ bị nghẹt mũi hơn.
Cách giảm nghẹt mũi khi đi nằm ngủ
Tình trạng nằm xuống bị nghẹt mũi thường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Từ đó sẽ dễ dàng làm phát sinh các vấn đề sức khỏe khác nếu không sớm can thiệp. Bạn có thể tự khắc phục hiện tượng nghẹt mũi khi nằm với một số cách đơn giản như sau:
1. Kê cao đầu khi ngủ
Đây là một trong những mẹo đơn giản nhất có thể hỗ trợ làm thuyên giảm bớt tình trạng nghẹt mũi. Việc kê cao gối khi ngủ sẽ giúp cho dịch nhầy trong mũi thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Đồng thời có thể ngăn chặn được tình trạng chất nhầy chảy sâu vào trong hốc xoang.
Bạn có thể kê thêm 1 hoặc 2 chiếc gối ở dưới đầu để phát huy tốt tác dụng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải bất cứ ai cũng có thể áp dụng cách này. Trường hợp những người bị cao huyết áp hay gặp vấn đề về đốt sống cổ thì không nên nằm gối quá cao.
2. Uống 1 tách trà ấm
Uống 1 tách trà nóng hòa cùng 1 ít nước cốt chanh có thể giúp làm thuyên giảm triệu chứng nghẹt mũi khi nằm xuống ngay lập tức. Bạn cũng có thể chọn 1 tách trà gừng để mang đến cảm giác thoải mái, khai thông đường thở đồng thời giúp giảm đau cơ hiệu quả.
3. Dùng máy tạo độ ẩm
Việc dùng máy tạo độ ẩm giúp giảm sự kích ứng lên niêm mạc mũi, đồng thời giúp mũi được dễ chịu. Ngoài ra, dùng máy tạo độ ẩm khi đang bị nghẹt mũi còn được cho là có thể hỗ trợ làm loãng dịch nhầy trong mũi, từ đó sẽ dễ dàng tống chúng ra bên ngoài.
4. Vệ sinh mũi với nước muối
Vệ sinh mũi sạch sẽ là việc bạn nên làm khi bị nghẹt mũi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh không chỉ làm loãng dịch nhầy mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Mỗi ngày có thể thực hiện đều đặn 1 lần để triệu chứng nghẹt mũi khi nằm nhanh chóng được khắc phục.
Dung dịch xịt mũi ưu trương dưỡng ẩm SalineSea với nồng độ nước muối tối ưu 1.9% kết hợp Hyaluronat natri giúp hỗ trợ giảm nghẹt mũi, thông thoáng đường thở, không khô rát là giải pháp “không kháng sinh” được các chuyên gia tin dùng thời gian gần đây.
5. Dùng thuốc co mạch giảm nghẹt
Trong một số trường hợp, tình trạng nằm xuống bị nghẹt mũi kéo dài mà các cách can thiệp tại nhà không đáp ứng thì bác sĩ sĩ có thể sẽ chỉ định thuốc thông mũi co mạch.
Thuốc nhỏ mũi Jazxylo là sản phẩm sử dụng hoạt chất co mạch xylometazolin thế hệ mới nhất với cơ chế co mạch, giảm sung huyết, giúp giảm nghẹt mũi ngay sau 5 phút, kéo dài tới 10 giờ, không gây tác dụng phụ.
Đặc biệt, thiết kế vòi xịt tỏa rộng của thuốc xịt mũi Jazxylo tạo ra các hạt phun sương siêu nhỏ với diện tích xịt lớn, giúp thuốc đi vào sâu khoang mũi, cho tác dụng nhanh hơn vòi xịt thông thường, lại không gây đau rát.
Cứ hễ nằm xuống là bị nghẹt mũi cho thấy rằng đường thở của bạn có khả năng cao đang gặp vấn đề. Khi các biện pháp chăm sóc tại nhà không thể đáp ứng triệu chứng, bạn nên chủ động thăm khám để được điều trị kịp thời.