Thuốc xịt mũi Jazxylo – giải pháp trị nghẹt mũi, sổ mũi thế hệ mới
Nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi… khiến chất lượng cuộc sống giảm sút, làm việc kém hiệu quả, ngủ không sâu giấc. Bộ sản phẩm Thuốc nhỏ mũi & thuốc xịt mũi Jazxylo là giải pháp trị các triệu chứng trên hiệu quả, an toàn vượt trội nhất hiện nay.
Thuốc giảm nghẹt Jazxylo – Công thức chứa hoạt chất co mạch thế hệ mới nhất
Jazxylo chứa Xylometazoline – hoạt chất co mạch thế hệ mới nhất, với cơ chế co mạch, chống phù nề, xung huyết trên niêm mạc, trị nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi hiệu quả. Jazxylo tác dụng ngay sau 5 phút và kéo dài tới 10 giờ.
Đặc biệt, Jazxylo còn có hệ nền cao cấp tác động kép tạo nên sự khác biệt của sản phẩm. Hệ nền này giúp phân tán đều phân tử thuốc, khiến thuốc đạt hiệu quả tối đa khi vào xoang mũi, từ đó giảm số lần sử dụng/ ngày. Ngoài ra, hệ nền của Jazxylo còn chứa các thành phần dưỡng ẩm, hạn chế khô mũi, tránh xuất huyết ngược gây vỡ thành mạch mũi.
Jazxylo nhỏ mũi – Sản phẩm DUY NHẤT trên thị trường dùng được cho trẻ từ 3 tháng tuổi
Thuốc xịt mũi Jazxylo Adult với nồng độ Xylometazoline 0.1% tiêu chuẩn dùng cho trẻ từ 12 tuổi. Riêng thuốc nhỏ mũi Jazxylo nồng độ Xylometazoline 0.05% được Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi. Đây là dòng sản phẩm thuốc nhỏ mũi co mạch duy nhất hiện nay trên thị trường được chỉ định cho trẻ dưới 1 tuổi.
Xylometazoline với nồng độ 0.05% của thuốc nhỏ mũi Jazxylo được các chuyên gia nhi khoa đánh giá an toàn hơn rất nhiều so với Naphazoline – thuốc co mạch thế hệ cũ [1]. Theo nhiều nghiên cứu lâm sàng, Naphazoline gây nhiều trường hợp ngộ độc (bao gồm ngộ độc trên hệ thần kinh) ở trẻ. Thực tiễn điều trị tại bệnh viện cũng ghi nhận hàng loạt ca ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazoline trên trẻ em [2, 3].
Hiệu quả, an toàn và tiện dụng, bộ Thuốc nhỏ mũi & thuốc xịt mũi Jazxylo chính là giải pháp tối ưu điều trị nghẹt mũi, sổ mũi cho cả gia đình được chuyên gia khuyên dùng.
Tài liệu tham khảo:
[1]Phác đồ điều trị nhi khoa, Bệnh viện nhi đồng I
[2]Musshoff, F., A. Gerschlauer, and B. Madea. “Naphazoline intoxication in a child—a clinical and forensic toxicological case.” Forensic science international 134.2-3 (2003): 234-237.
[3]Vitezić, D., et al. “Naphazoline nasal-drops intoxication in children.” Arhiv za higijenu rada i toksikologiju 45.1 (1994): 25-29.