Trẻ bị nghẹt mũi, khó thở – Mẹ nên làm gì?

Thời tiết thay đổi, trái gió trở trời là điều kiện thuận lợi khiến cho trẻ nhỏ mắc các bệnh lý hô hấp. Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp khiến cho trẻ khó thở, khó chịu, quấy khóc. Trong bài viết này sẽ cung cấp một số biện pháp để cha mẹ có cách xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi, đặc biệt về ban đêm

Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị nghẹt mũi. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp làm cho trẻ bị nghẹt mũi:

  • Khi bị cảm lạnh hoặc cúm khiến các mạch máu ở mũi bị sưng lên và gây tắc nghẽn làm cho trẻ cảm thấy khó thở.
  • Trẻ mắc một số bệnh viêm đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm mũi dị ứng,…
  • Polyp mũi: Đây là tình trạng các khối u lành tính xuất hiện trong khoang mũi của trẻ. Polyp mũi có thể gây nghẹt mũi, chảy nước mũi và mất khứu giác.

Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ thường xảy ra nặng hơn khi nằm và về ban đêm. Khi trẻ nằm ngửa áp lực lên mũi tăng lên đồng thời khiến dịch mũi chảy xuống phía sau họng, khiến trẻ khó thở.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi, đặc biệt về ban đêm
Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi, đặc biệt về ban đêm

Bé bị nghẹt mũi bao lâu thì khỏi?

Thời gian khỏi nghẹt mũi ở trẻ em tùy thuộc vào nguyên nhân gây nghẹt mũi. Nếu nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc cúm, thường sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Trường hợp trẻ bị nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng thì sẽ khỏi nếu loại bỏ được chất gây dị ứng.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị nghẹt mũi do polyp mũi thì cần có sự can thiệp của y tế.

Làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi – Biện pháp xử lý và chăm sóc tại nhà

Thông thường tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sẽ được cải thiện sau một vài ngày chăm sóc tại nhà. Dưới đây là một số cách mẹ có thể áp dụng để bé giảm nghẹt mũi, dễ thở hơn:

Hút dịch mũi

Hút dịch mũi là một cách hiệu quả để giúp giảm nghẹt mũi ở trẻ em. Biện pháp này có thể giúp loại bỏ chất nhầy và dịch tắc nghẽn trong mũi, giúp trẻ dễ thở hơn.

Xông hơi

Xông hơi là một cách an toàn và hiệu quả để giúp giảm nghẹt mũi ở trẻ em. Xông hơi có thể giúp làm loãng chất nhầy, tăng lưu thông máu ở vùng mũi giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Khi xông mũi cho trẻ, mẹ có thể cho thêm một vài lát gừng, sả hoặc tinh dầu để gia tăng hiệu quả giảm nghẹt mũi đồng thời giúp kháng khuẩn.

Massage

Massage là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả có thể giúp giảm nghẹt mũi ở trẻ. Massage có thể giúp cải thiện lưu thông máu trong khu vực mũi. Điều này có thể giúp cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn cho các mô trong mũi. Từ đó giúp giảm sưng và tắc nghẽn trong mũi của trẻ.

Cách thực hiện như sau:

  • Dùng ngón tay cái và ngón trỏ của bạn đặt lên cánh mũi của trẻ.
  • Ấn nhẹ xuống và di chuyển ngón tay của bạn theo chuyển động tròn nhỏ.
  • Bạn có thể làm điều này trong khoảng 30 giây ở mỗi bên.

Biện pháp giảm nghẹt mũi cho trẻ tại nhà
Biện pháp giảm nghẹt mũi cho trẻ tại nhà

Thay đổi tư thế nằm

Kê cao gối là một cách đơn giản và hiệu quả để giúp giảm nghẹt mũi, đặc biệt là khi ngủ. Khi nằm ngửa, chất nhầy trong mũi có thể chảy xuống cổ họng và khiến cho trẻ khó thở. Do đó, kê cao gối sẽ giúp giữ bé dễ thở và ngủ ngon hơn.

Vệ sinh mũi bằng nước muối ưu trương

Nước muối ưu trương có tác dụng hút nước từ các tế bào niêm mạc mũi ra ngoài nên giúp giảm sưng viêm, phù nề ở mũi. Đồng thời cũng làm loãng dịch nhầy và giúp dễ dàng loại bỏ hơn. Vì vậy sau khi rửa mũi bé sẽ dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn.

Bên cạnh các biện pháp trên thì mẹ cũng nên cho trẻ bú sữa, uống nước ấm nhiều hơn để tình trạng nghẹt mũi nhanh được cải thiện.

Trẻ bị nghẹt mũi dùng thuốc gì

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin thường được sử dụng để điều trị nghẹt mũi do dị ứng. Khi viêm mũi dị ứng, histamin được giải phóng ồ ạt khiến cho mũi bị viêm, sưng, phù nề gây thu hẹp đường thở. Do đó, khi sử dụng thuốc kháng histamin sẽ giúp ngăn phản ứng dị ứng xảy ra, cải thiện nghẹt mũi.

Thuốc kháng viêm corticoid

Trong một số trường hợp trẻ bị nghẹt mũi nặng, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng viêm corticoid để điều trị. Do thuốc có tác dụng nhanh, mạnh và gây ra nhiều tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách. Vì vậy cha mẹ hãy tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ để không gây biến chứng khi sử dụng thuốc.

Thuốc co mạch

Thuốc co mạch thường được sử dụng để điều trị nghẹt mũi trong thời gian ngắn. Nhóm thuốc này có cơ chế co mạch, giảm tình trạng phù nề niêm mạc mũi, mở rộng đường thở giúp cải thiện triệu chứng nghẹt mũi.

Jazxylo là thuốc chứa hoạt chất co mạch thế hệ mới Xylomatazolin giúp giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi. Xylometazolin là một chất co mạch, có tác dụng làm co mạch các mao mạch ở niêm mạc mũi, giúp giảm sưng và phù nề, từ đó cải thiện lưu thông không khí qua mũi.

Thuốc giảm nghẹt thế hệ mới Jaxylo 2 phút hết nghẹt
Thuốc giảm nghẹt thế hệ mới Jaxylo 2 phút hết nghẹt

Với thành phần ưu việt, Jazxylo có tác dụng nhanh, giúp giảm nghẹt mũi trong vòng 5 phút và kéo dài hiệu quả trong 10 giờ. Vì vậy không phải sử dụng liều lần trong ngày, hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn với trẻ.

Trên thị trường, thuốc nhỏ mũi Jazxylo là thuốc co mạch chứa Xylometazolin đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi. Chỉ với 1-2 lần sử dụng mỗi ngày, tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Khi trẻ có biểu hiện nghẹt mũi, mẹ hãy nhanh chóng có biện pháp xử trí kịp thời. Nếu trẻ bị nghẹt mũi kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa,… cha mẹ hãy cho bé đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *