Mẹo hay trị ngạt mũi cho bé

Bình chọn
Mục lục [ Ẩn ]
Ngạt mũi tuy không phải là một bệnh nặng, tuy nhiên, ngạt mũi lại gây rất nhiều khó chịu cho trẻ em và những lo lắng cho cha mẹ, là làm sao để bé hết ngạt mũi. Trong trường hợp bé chỉ ngạt mũi đơn thuần do cảm lạnh, nhiễm virus thông thường hoặc hít phải khói bụi gây kích ứng mũi thì chị có thể áp dụng một số cách sau để giảm bớt sự khó chịu cho bé.

Xông hơi giúp làm giảm ngạt mũi cho bé

Hơi nước nóng có thể làm loãng các chất dịch tiết hình thành trong mũi trẻ, giúp đường thở thông thoáng và trẻ dễ thở hơn. Xả nước nóng ra một chiếc chậu (xô), bế bé hoặc cho bé tự ngồi cạnh chậu nước để bé hít được hơi nước nóng bốc lên, cha mẹ chú ý tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với nước nóng có thể gây bỏng.

xong mui cho be

Xông mũi giúp bé thông mũi

Có thể bỏ thêm một chút muối trắng vào chậu nước hoặc đun nước nóng với một số loại thảo dược như kinh giới, bạc hà, lá bưởi,… cũng có tác dụng tốt. Tuy nhiên, cần chú ý nhiệt độ nước và nồng độ, tránh để nước quá nóng hoặc quá đậm đặc có thể khiến bé khó chịu hơn.

Trị ngạt mũi cho bé bằng nước muối

Đây là phương pháp phổ biến và khá an toàn để chữa ngạt mũi cho bé. Phụ huynh có thể mua nước muối sinh lý, nước muối biển tại các hiệu thuốc hoặc tự pha tại nhà. Nếu tự pha, hòa tan nửa thìa cà phê muối với khoảng ¼ lít nước để nước muối có nồng độ tương đương nước muối sinh lý bình thường. Sau đó, rửa mũi cho bé bằng cách nhỏ nước muối vào từng bên mũi, dặn bé hít nhẹ rồi xì ra, cũng từng bên một. Trước khi nhỏ mũi vào bên còn lại, hãy lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.

Uống nhiều nước cũng là một mẹo hay trị ngạt mũi cho bé

Nước giúp làm loãng chất nhầy trọng mũi bé, đồng thời cuốn trôi dịch mũi đã chảy xuống vùng hầu họng của trẻ, khiến trẻ thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, uống nước giúp bé đỡ bị khô miệng họng do việc thở bằng miệng gây ra. Có thể cho bé uống thêm nước, sữa, nước canh, nước hoa quả, ăn thêm các loại trái cây nhiều nước như cam, quýt,… set of water pouring into glass on white background

Uống nhiều nước cũng có tác dụng giúp trẻ dễ chịu hơn

Những loại hoa quả này ngoài bổ sung nước còn tăng cường vitamin C, giúp nâng cao sức đề kháng cho bé.

Kê gối cao và day cánh mũi khi bé ngủ cũng làm giảm ngạt mũi

Ban đêm, mũi thường tiết ra nhiều dịch hơn, cùng với việc bé nằm đầu thấp khiến dịch mũi không chảy được xuống phía dưới, bị ứ lại, gây ra ngạt mũi nặng nề hơn. Để làm giảm sự khó chịu này, mẹ có thể kê thêm một gối khi bé nằm, chú ý kê cả phần lưng và vai để thân mình tạo một góc so với mặt giường, tránh việc chỉ kê đầu cao khiến trẻ bị đau mỏi cổ, vai khi thức dậy. Cùng với đó, có thể dùng mu 2 bàn tay day day cánh mũi cho bé để bé dễ chịu hơn, đi vào giấc ngủ nhanh và ngủ ngon hơn.

Những điều không nên làm khi bé bị ngạt mũi

Không nên lạm dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh bởi trong trường hợp bé bị cảm lạnh do virus có tác dụng trong các trường hợp cảm lạnh do virus thông thường nên sử dụng kháng sinh không phải cách hay, trong khi việc dùng kháng sinh bừa bãi sẽ gây nên tình trạng kháng thuốc ở trẻ. Một điều nữa cũng nên tránh đó là dùng miệng hút mũi cho bé. Nhiều bà mẹ đã dùng cách này khi bé không tự xì mũi được mà không có dụng cụ hút mũi. Tuy nhiên điều này có thể mang thêm mầm bệnh cho bé. Mẹ có thể sẽ mang mầm bệnh từ mũi bên này sang mũi bên kia của trẻ, hoặc lây cho trẻ những vi khuẩn đang có trong miệng của mẹ, như vậy lại khiến cho tình trạng của bé nặng thêm. Khi thấy bé có các biểu hiện nặng lên như sốt, khó thở thì cha mẹ cần đưa tới bệnh viện để kiểm tra.  

 

Bộ sản phẩm bảo vệ Mũi - xoang được chuyên gia khuyên dùng:

✅Thuốc xịt mũi, nhỏ mũi Jazxylo chuyên trị nghẹt mũi.

✅Thuốc xịt mũi Nozeytin & Nozeytin-F chuyên trị viêm mũi, viêm xoang dị ứng.

✅Xịt mũi SalineSea ưu trương, đẳng trương.

✅Bộ bình rửa mũi & gói muối tự pha SalineSea.

Tư vấn

Người gửi:
Dương Thị Hà
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cảm cúm/cảm lạnh và viêm mũi dị ứng có phải triệu chứng tương tự nhau? Làm thế nào để phân biệt? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Lê Vân Oanh
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng nước muối ưu trương để vệ sinh mũi có sợ bị bị khô mũi không? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Hoàng Nhật Đức
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Nước muối ưu trương khác gì nước muối sinh lý? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Hiền
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cách rửa mũi xoang đúng cách? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Thảo Nguyên
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng bình rửa mũi xoang để vệ sinh mũi hằng ngày được không? [Đọc tiếp]

Bình luận