Ba mẹ phờ phạc vì con nghẹt mũi về đêm. Xem ngay cách giảm nghẹt sau 5 phút!

Nghẹt mũi ban đêm khiến cho trẻ khó ngủ, quấy khóc, nhất là trẻ sơ sinh chưa biết cách diễn đạt, khiến ba mẹ khốn đốn. Xem ngay cách giúp trẻ sơ sinh giảm nghẹt chỉ sau 5 phút dưới đây!

Bình chọn
Mục lục [ Ẩn ]

Trẻ sơ sinh nghẹt mũi ban đêm là tình trạng như thế nào?

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh nghẹt mũi ban đêm là tình trạng xảy ra khá phổ biến, nhất là khi thời tiết quá lạnh, giao mùa hoặc có sự thay đổi bất thường. Vì ở lứa tuổi quá nhỏ nên bé có thể chưa biết cách thở bằng miệng, vì thế nên khi xảy ra tình trạng nghẹt mũi, các bé sẽ mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc.

;;

Nghẹt mũi về đêm nếu kéo dài và không được xử lý kịp thời có thể khiến trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng bỏ bú, mệt mỏi li bì, gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, thậm chí là trí não.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm

Các nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ nghẹt mũi ban đêm có thể kể đến như:

Ảnh hưởng của thời tiết

Thời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ dễ bị cảm cúm, cảm lạnh dẫn đến tình trạng ho, sốt, nghẹt mũi,...

Trẻ bị dị ứng

Trong trường hợp cơ thể của bé là nhạy cảm, mũi thường dễ bị dị ứng bởi các tác nhân môi trường như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn,... Khi bị dị ứng, nghẹt mũi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà trẻ sẽ gặp phải.

Trẻ mọc răng

Trẻ nghẹt mũi về đêm hoàn toàn có thể là do tình trạng mọc răng xảy ra. Khi mọc răng, dịch nhày trong mũi trẻ thường được sản sinh nhiều hơn bình thường. Điều này làm cho khoang mũi của trẻ có nguy cơ bị tắc và dẫn đến tình trạng bí, nghẹt.

Thay đổi môi trường

Trong trường hợp thay đổi môi trường sống hoặc môi trường không khí bị ô nhiễm, nhiều bụi cũng có thể khiến tình trạng trẻ nghẹt mũi ban đêm xảy ra. Nguyên nhân là bởi bụi bẩn, khói bụi làm tăng khả năng bị viêm mũi, tăng tiết dịch nhầy ở mũi. Sau đó làm khoang mũi bị nghẹt, nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm nhiễm khuẩn.

Ảnh hưởng của các bệnh lý về hô hấp

Các bệnh lý về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa,... dưới tác động của virus, vi khuẩn gây bệnh thường tăng tiết dịch nhầy tại mũi. Thời gian dài làm cản trở sự lưu thông của đường thở. Sau đó khiến trẻ bị nghẹt mũi về ban đêm dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thời tiết có sự thay đổi.

Nghẹt mũi sơ sinh

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể nước nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi hệ hô hấp của trẻ nên có thể có trường hợp nhiều trẻ sơ sinh ngay khi về nhà đã xuất hiện dấu hiệu nghẹt mũi.

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi ban đêm

Trẻ nghẹt mũi ban đêm kéo dài và không được xử lý có thể gây ra các ảnh hưởng tới sức khỏe, cũng như sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ nên tham khảo cách chăm sóc và xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi về đêm như sau:

Sửa tư thế ngủ cho bé

Sử dụng gối hoặc chăn dày để kê cao đầu cho trẻ, hoặc để trẻ nằm nghiêng về một hướng. Tư thế ngủ như vậy có thể giúp bé dễ thở và có được một giấc ngủ thoải mái hơn.

Cho trẻ uống nhiều nước

Trẻ nghẹt mũi về đêm thường gặp tình trạng khó thở và thường xuyên phải thở bằng miệng. Do đó, bé dễ bị mất nước hơn bình thường. Chính vì vậy, ba mẹ cần cho bé uống nhiều nước để bù nước và cân bằng điện giải trong cơ thể. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi hiệu quả hơn và tăng cường quá trình trao đổi chất.

Giữ môi trường sống của bé thoáng mát, sạch sẽ

Khi trẻ gặp tình trạng nghẹt mũi, ba mẹ cần thường xuyên vệ sinh nhằm đảm bảo môi trường sống của bé là trong sạch, thoáng mát, hạn chế sự có mặt của nấm mốc hay vi khuẩn. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và mũi của trẻ ít gặp các tác động tiêu cực hơn.

Làm sạch và lấy dịch nhầy trong mũi trẻ

Làm sạch và lấy dịch nhầy trong mũi là phương pháp an toàn, giúp hạn chế tình trạng khó chịu, khó thở khi trẻ nghẹt mũi ban đêm mà bố mẹ có thể thực hiện. 

Dung dịch xịt mũi ưu trương dưỡng ẩm SalineSea giúp làm loãng dịch nhầy, loại bỏ bớt vi khuẩn, virus. Với nồng độ nước muối tối ưu 1.9% kết hợp Hyaluronat natri, SalineSea ưu trương giúp hỗ trợ giảm nghẹt mũi, thông thoáng đường thở, không khô rát là giải pháp “không kháng sinh” được các chuyên gia tin dùng thời gian gần đây.

;;

Bình rửa mũi & gói muối tự pha SalineSea giúp vệ sinh khoang mũi họng, loại bỏ vi khuẩn, virus, tiện lợi & hiệu quả cao.

Dùng thuốc co mạch giảm nghẹt nhanh

Sử dụng thuốc co mạch giảm nghẹt mũi là phương pháp thông dụng để hết nghẹt nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều dòng co mạch gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn với trẻ em, thậm chí chống chỉ định cho trẻ dưới 6 tuổi. 

Thuốc nhỏ mũi Jazxylo là sản phẩm sử dụng hoạt chất co mạch xylometazolin thế hệ mới nhất với cơ chế co mạch, giảm sung huyết, giúp giảm nghẹt mũi ngay sau 5 phút, kéo dài tới 10 giờ, không gây tác dụng phụ. Đặc biệt, thuốc nhỏ mũi Jazxylo là dòng co mạch duy nhất trên thị trường được Bộ Y tế chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi. 

;;

Thông thường, trẻ bị ngạt mũi ban đêm sẽ thuyên giảm các triệu chứng khi được bố mẹ chăm sóc đúng cách sau 2 -  3 ngày. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng của bé có thể nghiêm trọng hơn và có nguy cơ mắc phải các bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang,... 

Chính vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của bệnh lý, tốt hơn hết, bố mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Bộ sản phẩm Thuốc nhỏ mũi/xịt mũi Jazxylo giúp giảm nhanh nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi do viêm mũi, viêm xoang:

✅Chứa Xylometazolin thế hệ mới nhất với cơ chế co mạch, chống phù nề, sung huyết niêm mạc, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.

✅Hiệu quả sau 5 phút, tác dụng tới 10 giờ.

✅Không kháng sinh, không corticoid.

✅Hệ nền cao cấp tác động kép, vừa tăng hiệu quả thuốc, vừa dưỡng ẩm, hạn chế khô mũi.

💛Thuốc nhỏ mũi Jazxylo là dòng thuốc co mạch DUY NHẤT trên thị trường được Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho TRẺ TỪ 3 THÁNG TUỔI.

💛Thuốc xịt mũi Jazxylo dạng xịt tiện lợi, dùng được ở mọi tư thế, giúp thuốc đi sâu hơn vào khoang mũi.

Tư vấn

Người gửi:
Dương Thị Hà
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cảm cúm/cảm lạnh và viêm mũi dị ứng có phải triệu chứng tương tự nhau? Làm thế nào để phân biệt? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Lê Vân Oanh
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng nước muối ưu trương để vệ sinh mũi có sợ bị bị khô mũi không? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Hoàng Nhật Đức
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Nước muối ưu trương khác gì nước muối sinh lý? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Hiền
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Cách rửa mũi xoang đúng cách? [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Thảo Nguyên
Ngày gửi: 11/04/2023

Trả lời

Dùng bình rửa mũi xoang để vệ sinh mũi hằng ngày được không? [Đọc tiếp]

Bình luận